Quy định về việc khiếu nại về tranh chấp đất đai chi tiết

28/06/2023 | 02:03 44 lượt xem Bảo Nhi

Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lên ủy ban nhân dân như quyền của đương sự khi cho rằng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khi đất xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân. Thủ tục khiếu nại được Nhà nưỡ quy định rất rõ ràng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Khiếu nại về tranh chấp đất đai” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Khái niệm khiếu nại về tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục của Luật Khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Điểm khác nhau giữa khiếu nại đất đai và tranh chấp đất đai

Về bản chất

Tranh chấp đất đai là xung đột về quyền lợi giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đó khiếu nại về đất đai lại là xung đột giữa chủ thể sử dụng đất với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai khi các cơ quan này ban hành các quyết định hoặc thực hiện các hành vi hành chính có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất.

Về đối tượng

Nếu như đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; thì đối tượng của khiếu nại về đất đai lại là các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền của các cơ quan đó trong quá trình quản lý đất đai gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất.

Về cơ chế giải quyết

Tranh chấp đất đai có nhiều biện pháp giải quyết khác nhau là thương lượng, hòa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính có thẩm quyền và giải quyết tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Còn đối với các khiếu nại về đất đai thì chỉ có hai hình thức giải quyết: khiếu nại đến cơ quan hành chính có thẩm quyền theo pháp luật khiếu nại (cơ quan hành chính đã ra quyết định bị khiếu nại hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan đó), hoặc khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính.

Về các loại

Tranh chấp đất đai bao gồm các dạng: tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Các khiếu nại về đất đai bao gồm các dạng: khiếu nại về quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, quyết định cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; khiếu nại về hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ liên quan đến hoạt động nói trên.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai

Quy định về việc khiếu nại về tranh chấp đất đai chi tiết

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết.

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Khiếu nại về tranh chấp đất đai”. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm khi tranh chấp đất đai là gì?

+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;
+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

Có tranh chấp đất đai thì cần gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào để được giải quyết tranh chấp?

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”
Theo đó, nếu anh đã yêu cầu người hàng xóm giải quyết phần đất lấn chiếm nhưng hàng xóm anh không thực hiện thì anh có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi anh đang ở để yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết tranh chấp. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được Ủy ban nhân cấp phường thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

5/5 - (1 vote)