Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

04/10/2023 | 08:45 166 lượt xem Anh Vân

Nước ta là trải qua rất nhiều cuộc cách mạng mới có độc lập như ngày hôm nay. Để sống trong thời bình như hiện giờ thì ông cha ta, các thế hệ đi trước đã không tiếc máu thịt hy sinh cho sự độc lập tự do của cả nước. Do vậy nhà nước ta luôn biết ơn, trân trọng những người có công với cách mạng, điều đó thể hiện đó là hiện nay luôn có những chính sách ưu đãi với những người có công với cách mạng. Nếu thuộc đối tượng người có công với cách mạng mà cần sự hỗ trợ từ ngân sách thì cần làm đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng. Vậy Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng có nội dung như thế nào? hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu nhé

Quy định của pháp luật về đối tượng là người có công

Pháp luật hiện nay có những quy định riêng đối với những người có công với cách mạng để có những chính sách ưu đãi đặc biệt hơn cho những đối tượng này. các đối tượng là người có công được quy định như sau

Căn cứ vào Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về những người có công với cách mạng bao gồm những người sau đây:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

1. Người có công với cách mạng bao gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.”

Như vậy, người có công với cách mạng là những người có công với Tổ quốc, người hi sinh vì Tổ quốc bao gồm những trường hợp trên.

Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng như thế nào?

Khi thuộc một trong các trường hợp là người có công với cách mạng. Để nhận được hỗ trợ về nhà ở  từ cơ quan nhà nước thì cần thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2013/TT-BXD quy định về thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cụ thể gồm các bước sau:

Bước 1: Đại diện gia đình có người có công với cách mạng làm đơn đề nghị được hỗ trợ nhà ở theo mẫu trên.

Bước 2: Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.

Sau khi kiểm tra, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.

Bước 6: Sau khi phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

…………, ngày ….. tháng ….. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

Kính gửi:Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn): …………………..
Quận (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) ……………….
Tỉnh (thành phố): …………………………………………….

Tên tôi là: ……………………………………………………………………

Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………..

Đại diện cho hộ gia đình có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Ủy ban nhân dân xã (hoặc phường, thị trấn) ……………… xác nhận các nội dung sau đây:

1. Hiện trạng nhà ở của gia đình: ghi rõ là nhà ở bị hư hỏng cả 3 phần (nền móng, khung-tường và mái) cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc nhà ở chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường và mái) cần hỗ trợ sửa chữa: …………………………………………………………………………………

2. Mẫu nhà áp dụng nếu xây dựng mới: ………………………………….

3. Đề nghị cung ứng vật liệu để tự xây dựng nhà ở (nếu có nhu cầu):

TTTên vật liệu xây dựngĐơn vịKhối lượngGhi chú
1Xi măng loại…
2Thép
3Tấm lợp….
4Gỗ
5…..


4. Đề nghị hỗ trợ kinh phí để tự xây dựng nhà ở: ……………………….

5. Đề nghị tổ chức, đoàn thể giúp đỡ xây dựng nhà ở: …………………

Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

Xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn)Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng

Phần kính gửi cá nhân, hộ gia đình sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc hỗ trợ cải thiện nhà ở.

Phần nội dung của đơn đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin về cá nhân, hộ gia đình, trình bày cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc làm đơn. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin trên là chính xác, chi tiết và đầy đủ, hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai thì sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Cuối đơn đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.

Trên đây là thông tin về vấn đề “Mẫu đơn xin hỗ trợ xây nhà cho người có công với cách mạng” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Quy định về giao đất trái thẩm quyền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cụ thể như sau:
Mức hỗ trợ
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) với mức sau:
Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG
Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTG
Như vậy, mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng được chia thành 02 trường hợp, bao gồm
40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới
20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi gì?

Tại Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, bao gồm:
Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
Bảo hiểm y tế;
Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 vote)