Ở Việt Nam, nhượng quyền thương mại đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây. Ngày càng có nhiều nhà bán lẻ tìm cách thực hiện các thỏa thuận mua lại và nhượng quyền thương mại. Hiện nay, xu hướng của người tiêu dùng trẻ là ưa chuộng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, phương thức kinh doanh này có ưu điểm tốt hơn so với mô hình kinh doanh truyền thống. Khi nhượng quyền thương mại hai bên sẽ thường ghi nhận sự thỏa thuận bằng hợp đồng. Vậy mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế như thế nào? hãy cùng tìm hiểu với Luật đất đai nhé
Quy định về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là một trong những hình thức hoạt động thương mà bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Căn cứ vào Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Căn cứ vào Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, khi thực hiện nhường quyền thương mại thì phải lập hợp đồng và hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Đặc điểm của Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Chủ thể Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế: Do tính chất của hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế, nên chủ thể xác định một bên là thương nhân Việt Nam, bên còn lại là thương nhân nước ngoài. Chủ thể trong hợp đồng cũng cần thỏa mãn các điều kiện giống như chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung.
Hình thức Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế: Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Do đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế cũng phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Việt. Trong trường hợp bên nhượng quyền là thương nhân Việt Nam (tức nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài) thì ngôn ngữ do sự thỏa thuận của các bên.
Nội dung chính hợp đồng
Theo dự báo của các nhà kinh tế, xu hướng về nhượng quyền thương mại sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đặc biệt là khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Khi đó cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều nhận được những lợi ích nhất định và đón đầu xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội
Cũng như những hợp đồng khác, hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế cũng xác định tư cách pháp lý của các bên, đối với bên chủ thể có quốc tịch nước ngoài, cần xác định quốc tịch để làm căn cứ điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận những nội dung sau:
- Nội dung nhượng quyền thương mại
- Phạm vi nhượng quyền thương mại
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Phân định quyền, trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành, tài chính của cửa hàng
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- Tạm ngừng, chấm dứt hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp
- Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Sự kiện bất khả kháng
- Điều khoản chung
Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng nhượng quyền thương mại
Mỗi hợp đồng thì đều sẽ có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia. Hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng không phải ngoại lệ, hợp đồng nhượng quyền cũng sẽ phải có điều khoản quy định rõ ràng các bên được quyền gì? Phải thực hiện nghĩa vụ gì? Dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể:
Quyền của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Căn cứ vào Điều 287 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Quyền của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Như vậy, thương nhân nhận quyền và thương nhân nhượng quyền sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định trên khi thực hiện nhượng quyền thương mại.
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về một số loại hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Vì vậy, khi tham gia nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể soạn thảo mẫu hợp đồng của mình theo nội dung đã được các bên thống nhất.
Dưới đây là mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại của chúng tôi, Luật đất đai mời bạn tham khảo và tải xuống Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Vấn đề liên quan tới“ Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan giải quyết tranh chấp trong hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế
Căn cứ vào thời điểm xảy ra tranh chấp, nội dung tranh chấp và hệ thống pháp luật các bên lựa chọn để xác định cơ quan giải quyết tranh chấp. Đó có thể là cơ quan Việt Nam hoặc cơ quan tài phán nước ngoài và có thể bị chi phối bởi hệ thống pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tế liên quan điều chỉnh.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.