Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

24/08/2023 | 09:26 23 lượt xem Anh Vân

Ngày nay cho các công trình xây dựng ngày càng được phát triển nhanh và mạnh mẽ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đổ đất, san lấp mặt bằng đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật, bị nghiêm cấm và nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính. Vậy hành vi Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền? Thủ tục xin phép san lấp đất nông nghiệp hiện nay ra sao? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luật đất đai nhé

San lấp đất là gì?

Thực tế đất san lấp đất được người dân, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều để thi công công trình cầu đường hay xây dựng nhà ở, nhà máy,… nhằm tạo nên những mảnh đất bằng phẳng, rộng lớn hay tạo nên nền móng vững chắc.

Có thể hiểu đơn giản là san lấp đất là kết quả của quá trình thi công san phẳng hay lấp đầy một mảnh đất có hình dạng cao, thấp, dài, rộng khác nhau để tạo một nền đất bằng phẳng

Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

Tự ý san lấp đất khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vi phạm pháp luật. hành vi này là hành vi hủy hoại đất. Tùy thuộc vào diện tích đất bị hủy hoại, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

Theo Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền như sau:

1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:

a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;

b) Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức.

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Như vậy , Hành vi san đất làm biến dạng địa hình (thay đổi độ dốc bề mặt hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề) của gia đình ông mà không làm mất hoặc giảm khả năng sản xuất nông nghiệp theo mục đích ban đầu của thửa đất nên chưa cấu thành vi phạm.

Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền

Trình tự, thủ tục san lấp đất nông nghiệp năm 2023

Để một cá nhân, tổ chức thực hiện san lấp mặt bằng vì bất kỳ lý do gì theo quy định của pháp luật thì cá nhân, tổ chức đó phải xin giấy phép san lấp mặt bằng và gửi đến cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. Theo đó Trình tự, thủ tục xin phép san lấp đất nông nghiệp năm 2023 như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để xin phép thực hiện san lấp đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đơn xin phép san lấp mặt bằng (Hoặc Tờ khai theo mẫu quy đinh);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp theo quy định của Luật Đất đai;
  • Bản cam kết về việc đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề;
  • Bản vẽ, phương án thi công san lấp mặt bằng, phương án đổ thải;
  • Bản mô tả năng lực của đơn vị trực tiếp thực hiện san lấp mặt bằng;
  • Bản cam kết về an toàn môi trường

Bước 2:  Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.

Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ bộ phận một cửa tiếp nhận và phát giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra thông báo hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng xác minh và đề xuất

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

  • a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
  • b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
  • c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
  • d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
  • đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

  • a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
  • b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là tư vấn của Luật đất đai về vấn đề “Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về các vấn đề như Tranh chấp đất đai. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Xin cấp phép để san lấp mặt bằng tại cơ quan nào?

Cơ quan có thẩm quyền xin phép san lấp mặt bằng
Theo quy địnnh, thẩm quyền cho phép san lấp mặt bằng được quy định như sau:
Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận cho khai thác đất đắp nền, các công trình xây dựng, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
Trường hợp san gạt cải tạo mặt bằng trong diện tích đất được giao (không bao gồm đất ở) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng đất để san lấp công trình khác phải đăng ký khu vực, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch thi công, vị trí đổ đất thải tại UBND cấp huyện và phải được UBND cấp huyện chấp thuận bằng văn bản.
Như vậy, người dân có thể nộp hồ sơ xin phép san lấp mặt bằng để sử dụng hiệu quả hơn được gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Việc san lấp có thể bao gồm sửa chữa, cải tạo, san lấp, bồi đắp, chủ đơn cần có phương án để sử dụng nguồn đất dư thừa trước và sau khi tiến hành.

Thời gian cấp giấy phép san lấp mặt bằng bao lâu?

Thời hạn để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hồ sơ, khảo sát và cấp phép tối đa là 15 ngày làm việc tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của công dân có nhu cầu thủ tục.
Trong một số trường hợp, vì lý do phức tạp hay cần lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn có liên quan, thời hạn sẽ được gia hạn thêm nhưng không quá 10 ngày tiếp theo, kể từ khi hết hạn thời hạn cũ.

5/5 - (1 vote)