Từ nhiều năm trước có không ít thửa đất được giao cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trái thẩm quyền. Chính vì vậy khi phát hiện ra sai phạm, những thửa đất giao trái thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định. Vậy, quy định về giao đất trái thẩm quyền như thế nào? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật đất đai để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất?
Việc giao đất phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Do đó, chỉ các cơ quan có thẩm quyền giao đất mới có thể giao đất theo quy định. Vậy, cơ quan nào có thẩm quyền giao đất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung sau nhé.
Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giao đất như sau:
(1) UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
- Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
- Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai 2013: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê.
- Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013:
- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
- Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
- Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
(2) UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
- Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
(3) Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại (1) và (2) mục này không được ủy quyền.
Như vậy, những cơ quan nêu trên là những cơ quan có thẩm quyền giao đất.
Thế nào là giao đất trái thẩm quyền?
Chỉ có những cơ quan mà pháp luật quy định được giao đất thì mới có thẩm quyền giao đất. Những cơ quan không có thẩm quyền giao đất những vẫn thực hiện giao đất được hiểu là giao đất trái thẩm quyền. Để hiểu rõ hơn về giao đất trái thẩm quyền, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Các trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm:
– Các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc UBND cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ;
– Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác.
Quy định về giao đất trái thẩm quyền
Vì hành vi giao đất trái thẩm quyền là hành vi sai phạm, do đó đất được giao trái thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Vậy, pháp luật quy định về giao đất trái thẩm quyền như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.
Giao đất trái thẩm quyền sẽ bị thu hồi đất
Tại Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp thu hồi đất như sau:
“Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.“
Như vậy, trong trường hợp UBND các cấp giao đất không đúng thẩm quyền thì người sử dụng đất sẽ bị thu hồi đất.
Cấp sổ đỏ cho đất được giao trái thẩm quyền
Căn cứ Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định về việc xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 23. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao không đúng thẩm quyền
…
6. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận có nhà ở hoặc không có nhà ở thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.“
Theo đó, trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, đất đó không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận có nhà ở hoặc không có nhà ở thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Trên đây là quy định về giao đất trái thẩm quyền theo quy định hiện hành.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về giao đất trái thẩm quyền năm 2023” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thời hạn trưng dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Người giao đất trái thẩm quyền có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015, ngoại trừ một số trường hợp sau:
– Đã quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự: 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Hoặc thuộc trường hợp được áp dụng những căn cứ có lợi cho người phạm tội quy định tại Điều 7 Bộ luật Hình sự:
Như tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, không có quy định về tội phạm này, hiện tại mới có quy định/hoặc thời điểm thực hiện phạm tội có quy định nhưng hiện tại không còn quy định;
– Hoặc thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự;
– Hoặc người phạm tội đã chết thì không tiến hành khởi tố vụ án hình sự theo khoản 7 Điều 157 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
Trường hợp đất giao không đúng thẩm quyền mặc dù có đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất thì cũng không được cấp sổ đỏ.
Tuy nhiên, theo Điều 11 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất quy định về bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đối với đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
– Được bồi thường diện tích đất ở trong hạn mức giao đất;
– Đối với diện tích đất ở vượt hạn mức: Được bồi thường nhưng phải trừ đi tiền sử dụng đất phải nộp.