Nước ta luôn có những chính sách để tri ân những thương binh liệt sĩ, những người hy sinh vì độc lập tự do do đất nước. Khi một người liệt sĩ mất đi thì tất cả công dân đặc biệt là nhà nước đều có nghĩa vụ chăm lo cho cuộc sống của thân nhân của liệt sĩ. Trong đo có ưu đãi hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ. Vậy Thủ tục nhận hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ như thế nào? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu nhé.
Mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ hiện nay
Mỗi thời kỳ khác nhau, dựa theo sự phát triển của nền kinh tế thì sẽ có những mức hỗ trợ cho thân nhân liệt sĩ khác nhau. Hiện nay mức hỗ trợ cho thân nhân liệt sĩ quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, khoản 1 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC, thân nhân liệt sĩ là đối tượng được hỗ trợ về nhà ở đối với người có công.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC hướng dẫn Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Mức hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ sẽ tùy theo trường hợp như sau:
– Đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà mới thì mức hỗ trợ về nhà ở là 40.000.000 đồng/hộ.
– Đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có thì mức hỗ trợ về nhà ở là 20.000.000 đồng/hộ.
Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi liệt sĩ
Việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công cách mạng không phải thực hiện một cách bừa bãi mà phải tuân theo những nguyên tắc để thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với thân nhân người có công nhằm đảm bảo quyền và lợi ích người có công cách mạng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
1. Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
3. Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
4. Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.
5. Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng như sau:
- Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hàng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
- Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hàng tháng của một người có công với cách mạng;
- Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
- Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của một đối tượng;
- Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
6. Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
Thủ tục nhận hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Thương binh liệt sĩ là người có công lao, đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc góp phần giữ gìn non sông đất nước. Do vậy cần luôn ghi nhớ công lao của các liệt sĩ và cần có chính sách đối với thân nhân của họ.
Tại Điều 4 Thông tư 09/2013/TT-BXD quy định về thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Đại diện gia đình có người có công với cách mạng làm đơn đề nghị được hỗ trợ nhà ở theo mẫu trên.
Bước 2: Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.
Sau khi kiểm tra, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.
Bước 6: Sau khi phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Mời bạn xem thêm:
- Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai năm 2023
- Phí chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở năm 2023
- Tự ý san lấp đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là thông tin về bài viết “Thủ tục nhận hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc về các vấn đề hay nhu cầu dùng dịch vụ về Mẫu thỏa ước lao động tập thể, hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Câu hỏi thường gặp
thân nhân của liệt sỹ được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ gồm các đối tượng: Cha mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ.
Theo Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, thân nhân của liệt sĩ được hưởng các chế độ ưu đãi sau:
Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ”
Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Trợ cấp tuất hằng tháng đối với:
Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi/từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học/bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sĩ; trường hợp có nhiều liệt sĩ thì theo các mức thân nhân của 02 liệt sĩ, thân nhân của 03 liệt sĩ trở lên;
Vợ/chồng liệt sĩ.