Để bảo vệ quyền lợi của mình và tránh rơi vào tình trạng lừa đảo khi mua bất động sản, việc xác minh thông tin về thửa đất và chủ sở hữu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong thời đại công nghệ ngày nay, sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sở hữu – không còn là bảo đảm tuyệt đối cho tính chính xác và minh bạch. Để đảm bảo an toàn cho quyết định đầu tư của mình, người mua nên thực hiện các bước kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cam kết ký hợp đồng mua bán. Dưới đây là chia sẻ về Cách nhận biết sổ đỏ thật hay giả nhanh chóng, chính xác, mời bạn đọc tham khảo
Hiểu thế nào về sổ đỏ, sổ hồng?
Sổ hồng và sổ đỏ là những thuật ngữ phổ biến mà người dân thường sử dụng để mô tả các loại giấy tờ quan trọng liên quan đến quyền sở hữu đất đai và nhà cửa. Sự đặt tên này xuất phát từ màu sắc của giấy tờ, tạo ra những biểu tượng mà mọi người dễ nhận diện và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cũng tương tự như sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng vì dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.
Sổ hồng cũng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật
Cách nhận biết sổ đỏ thật hay giả nhanh chóng, chính xác
Để đảm bảo quyền lợi và tránh những rủi ro không mong muốn khi mua bất động sản, việc xác minh thông tin liên quan đến thửa đất và chủ sở hữu trở nên cực kỳ quan trọng trong thời kỳ ngày nay. Trong bối cảnh mà công nghệ đang phát triển vượt bậc, sổ đỏ – tài liệu quan trọng chứng nhận quyền sở hữu – không còn đảm bảo tính chính xác và minh bạch như trước. Điều này đặt ra thách thức lớn cho những người muốn đầu tư vào bất động sản, khi mà sự đáng tin cậy của thông tin trên sổ đỏ có thể bị đe dọa.
Cách 1: Tự kiểm tra các thông tin, thông số trên sổ đỏ
Theo thông tư 23/2014/TT-BTNMT, người mua có thể kiểm tra sổ đỏ thật/giả dựa trên mã vạch được in tại cuối trang 4.
Mã vạch – MV được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:
MX là mã đơn vị hành chính cấp xã – khu vực của khu đất. Trước tiên bạn nên đối chiếu mã đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn nơi khu đất nằm trong khu vực với số hiệu trên Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Trường hợp UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vào trước mã của xã, phường, thị trấn quản lý khu đất (Trong trường hợp này, mã vạch trên giấy chứng nhận có 15 số, các trường hợp còn lại sẽ có 13 số trên mã vạch tại trang 4)
MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm cấp Giấy chứng nhận. VD: 21 nghĩa là Giấy chứng nhận được cấp năm 2021.
ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các điều khoản liên quan đến mã vạch trong giấy chứng nhận được quy định tại trong thông tư 17/2009/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/12/2009 đã được sửa đổi và thay thế trong thông tư 23/2014/NĐ-CP
Tại điểm C Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của Thông tư 23/2014/NĐ-CP có nêu “Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi cùng một số thứ tự lưu trữ hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai” trong trường hợp một hồ sơ đăng ký phải ghi vào nhiều giấy chứng nhận do nội dung quá dài.
Qua đây có thể thấy, các chứng nhận quyền sử dụng đất có thể có chung một mã vạch nhưng không thể không có. Vì vậy nếu sổ đỏ không có mã vạch nhiều khả năng là sổ đỏ giả.
Người mua cần kiểm tra tại các văn phòng đất đai để chắc chắn nhất do cách kiểm tra sổ thật và giả này chỉ là cách kiểm tra nhanh, tính chính xác chưa cao
Kiểm tra số seri
Để biết sổ đỏ là thật hay giả, người mua cần xem kỹ các vị trí thường bị tẩy xóa như số sổ, loại đất, số vào sổ, hình thức sử dụng, thời hạn, diện tích, sơ đồ. Nếu sổ đỏ có trang bổ sung thì cần kiểm tra trang này có gồm dấu giáp lai, phương pháp in có phải là in offset, các thông tin trên trang có bị tẩy xóa không.
Với sổ đỏ đã thế chấp nhiều lần thì cần kiểm tra dấu, chữ ký của phòng Tài nguyên Môi trường hoặc văn phòng đất đai.
Kiểm tra con dấu và chữ ký
Thực tế cho thấy, một số trường hợp sổ đỏ giả có thông tin về con dấu và chữ ký không thống nhất, chẳng hạn chức danh đề ký thay chủ tịch UBND nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do vậy, nếu thấy dấu hiệu này thì có thể đó là sổ giả.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, do đây là cách kiểm tra bằng mắt thường nên tỷ lệ chính xác không cao. Vì vậy, người có nhu cầu kiểm tra Giấy chứng nhận nên kiểm tra thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Cách 2: Kiểm tra tại cơ quan cấp giấy chứng nhận – đã được ghi trong sổ đỏ
Đối với địa phương đã có văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Người mua có thể căn cứ những cơ sở pháp luật trên để đến kiểm tra thực hư sổ đỏ khu đất mà mình định mua.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách nhận biết sổ đỏ thật hay giả chuẩn pháp lý″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai chi tiết năm 2023
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận qsd đất bị mất
- Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 19, Nghị định 43/2014/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai vừa được Chính phủ ban hành, theo đó, sẽ có 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đấy, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm:
1/ Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2/ Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
3/ Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quả lý rừng đặc dụng.
4/ Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
5/ Người sử sụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6/ Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng và mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khi, đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
7/ Các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai
Đối tượng sử dụng của sổ hồng và sổ đỏ có sự khác biệt nhất định.
Đối với sổ đỏ thì sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất và là công cụ bảo vệ quyền hạn, lợi ích của chủ sở hữu quyền sử dụng đất.
Đối với sổ hồng lại được sở hữu bởi chủ nhà, đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.