Năm 2023 chung cư mini có cần xin giấy PCCC không?

14/09/2023 | 10:24 23 lượt xem Trà Lý

Thời gian vừa qua, một chung cư mini xảy ra hỏa hoạn dẫn đến rất nhiều người bị thương và thiệt mạng. Do đó rất nhiều người hoài nghi về vấn đề phòng cháy chữa cháy của chung cư mini. Trong đó, vấn đề được thắc mắc rất nhiều đó là chung cư mini có cần xin giấy PCCC không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.

Chung cư mini là gì?

Chung cư mini là một thuật ngữ của các bên cho thuê trọ cao cấp, đầy đủ tiện nghi để mời gọi những người có nhu cầu thuê nhà. Có thể thấy, chung cư mini là một từ hoa mỹ đánh vào những đối tượng cần một căn nhà đầy đủ tiện nghi nhưng giá cả vừa phải. Vậy, chung cư mini là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định về nhà chung cư như sau:

3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Có thể thấy, pháp luật không có quy định về khái niệm “chung cư mini”.

Tuy nhiên, chung cư mini có thể hiểu là nhà ở do hộ gia đình, cá nhân xây dựng từ 2 tầng trở lên, tại mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên và mỗi căn hộ thường có diện tích từ 25m2- 50m2, phù hợp với người có thu nhập thấp hoặc ít người.

Lưu ý: Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.

Chung cư mini có cần xin giấy PCCC không?

Có thể thấy, nhiều căn nhà cho thuê được gắn mác chung cư mini hiện nay không được kiểm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định. Do đó, rất nhiều người thắc mắc về việc chung cư mini có cần xin giấy PCCC không? Dưới đây là quy định pháp luật về vấn đề giấy PCCC đối với chung cư mini mà bạn có thể tham khảo.

Căn cứ tại Phụ lục IV và phụ lục V được ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có đề cập đến chung cư mini như sau:

– Nhà chung cư mini cao dưới 05 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 05 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 05 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3 phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

– Nhà chung cư mini, cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, chung cư mini dù dưới 5 tầng hay trên 7 tầng thì đều phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy và phải có giấy phép PCCC.

Năm 2023 chung cư mini có cần xin giấy PCCC không?

Yêu cầu về PCCC với chung cư mini như thế nào?

Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại những nơi có mật độ dân cư cao như chung cư hay nhà ở ở cao tầng cho thuê thì cần tuân thủ nghiêm ngặt về PCCC. Theo đó, pháp luật đã quy định cụ thể các yêu cầu về PCCC với chung cư mini. Để nắm được yêu cầu về PCCC với chung cư mini như thế nào? Hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư mini được quy định như sau:

Trường hợp là chung cư

– Với nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3

  • Có nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ/biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn đúng chuẩn.
  • Có phương án chữa cháy đã được phê duyệt.
  • Hệ thống điện, chống sét, tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc dùng nguồn lửa, nguồn nhiệt đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đúng theo tiêu chuẩn.
  • Có hệ thống cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc phục vụ công tác chữa cháy; hệ thống báo cháy, ngăn cháy, ngăn khói và thoát nạn, phương tiện cứu người đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
  • Có phân công và quy định nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy. Những người được phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.

– Với nhà chung cư cao 7 tầng trở lên

Ngoài những yêu cầu về phòng cháy chữa cháy cho chung cư mini dưới 07 tầng ở trên thì với chung cư trên 07 tầng còn phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Lưu ý: Những yêu cầu về PCCC ở trên phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Trường hợp là nhà ở riêng lẻ cao tầng

Nếu chung cư mini chỉ được gắm mác chung cư mà không có đặc điểm của chung cư thì đây là cách gọi khác của nhà ở riêng lẻ cao tầng. Khi đó cần phải đáp ứng yêu cầu nêu tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

– Phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy khi bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng.

– Để các chất dễ cháy, nổ phải xa nguồn lửa, nguồn nhiệt;

– Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy như bình cứu hoả…

– Chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động những công việc trên để luôn sẵn sàng phòng cháy, chữa cháy nếu cần.

Ngoài ra, nếu chung cư mini trên thực chất nhà ở riêng lẻ có chiều cao từ 07 tầng trở lên hoặc có nhiều hơn 01 – 03 tầng hầm thì cần phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cháy cho nhà và công trình ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD. Trong đó, có một số yêu cầu như sau:

– Bố trí chung với lối đi của nhà hoặc lối đi riêng các đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy.

– Bố trí các thang chữa cháy ngoài nhà và bảo đảm các phương tiện cần thiết khác để đưa lực lượng chữa cháy cùng các trang thiết bị kỹ thuật chữa cháy đến các tầng và mái của các nhà

– Bố trí đường ống cấp nước chữa cháy, kết hợp với các đường ống cấp nước sinh hoạt hoặc riêng

– Số lối ra thoát nạn từ một nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của nhà đó…

Như vậy, đối với các trường hợp chung cư mini được xây dựng theo phân loại của pháp luật cần tuân thủ các yêu cầu về PCCC như trên.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Năm 2023 chung cư mini có cần xin giấy pccc không?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt vi phạm hành chính về PCCC như thế nào?

Căn cứ tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về yêu cầu phòng cháy, chữa cháy như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61% còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm.

Xử lý hình sự về vi phạm PCCC như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:
Khung 1: Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
– Làm chết 02 người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người phạm tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt tù lên đến 12 năm theo quy định.

5/5 - (1 vote)