Tại các địa phương, cơ quan có thẩm quyền sẽ lập quy hoạch sử dụng đất để phục vụ cho mục đích phát triẻn kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng -an ninh,… Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải được thực hiện đúng theo quy trình, thủ tục của pháp luật. Do đó, khi lập quy hoạch sử dụng đất cần nắm được quy định về lập quy hoạch sử dụng đất hiện hành. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về quy trình lập quy hoạch sử dụng đất, hãy tham khảo hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết dưới đây của Luật đất đai nhé.
Quy hoạch sử dụng đất là gì?
Có thể chúng ta đã nghe đến đất quy hoạch trong cuộc sống thường ngày. Theo đó, đất đai sẽ được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương lập quy hoạch sử dụng đất. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về quy hoạch sử dụng đất, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai
Và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất đã được pháp luật quy định cụ thể. Do đó, cơ quan có thẩm quyền khi lập quy hoạch sử dụng đất cần nắm được nguyên tắc này. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất như thế nào nhé.
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
– Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
– Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
– Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm bao nhiêu cấp?
Mỗi địa phương sẽ có điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế khác nhau, do đó mà việc quy hoạch sử dụng đất không giống nhau. Quy hoạch sử dụng đất được phân loại thành các cấp. Vậy, hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm bao nhiêu cấp? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được hệ thống quy hoạch sử dụng đất nhé.
Hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
“Điều 6. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
d) Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.“

Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết
Mỗi cấp sẽ có quy trình lập quy hoạch sử dụng đất khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật. Do đó, khi lập quy hoạch sử dụng đất cần nắm được quy trình lập quy hoạch sử dụng đất theo quy định. Dưới đây là hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với các cấp thẩm quyền, bạn có thể tham khảo.
Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Căn cứ vào Điều 16 Luật Quy hoạch 2017 quy định về quy trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia như sau:
Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt;
Bước 2: Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;
Bước 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
Bước 4: Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng;
Bước 5: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch;
Bước 6: Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 Luật Quy hoạch 2017;
Bước 7: Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
Bước 8: Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định.
Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Căn cứ Điều 31 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định quy trình lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau:
“Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo các bước:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa.
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước và tiềm năng đất đai.
4. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.”
Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh
Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ đầu được quy định tại Điều 70 Thông tư 29/2014/TT-BTNMT, theo đó:
“Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ đầu được thực hiện theo trình tự sau:
1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường; tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ trước;
3. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh;
4. Lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh kỳ đầu;
5. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
6. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.“
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết năm 2023” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp nhu cầu dùng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí làm sổ đỏ chung cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
“Điều 6. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
2. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.“
Như vậy, thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
Theo Điều 43 Luật Đất đai 2013 thì việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất được quy định như sau:
– Việc lấy ý kiến đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện như sau:
+ UBND cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Việc lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện bằng hình thức:
Tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện;
+ Nội dung lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất;
+ Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến;
+ UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.