Người thuê nhà không trả tiền đúng hạn vi phạm gì?

30/11/2023 | 10:03 115 lượt xem Tài Đăng

Theo quy định của pháp luật hiện hành về Nhà ở thì các bên có thể tự do thỏa thuận các nội dung liên quan đến việc thuê nhà giữa các bên. Từ đó thì các bên sẽ phải tuân thủ hợp đồng đã ký kết này. Khi hai bên ký hợp đồng thuê nhà thì có thể thỏa thuận xác định việc thuê nhà có thời hạn hoặc không xác định thời hạn thuê. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề ” Người thuê nhà không trả tiền đúng hạn vi phạm gì” qua bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.

Quyền và nghĩa vụ của người thuê nhà

Tại thời điểm khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng thuê nhà bao gồm các nội dung đã được thỏa thuận cụ thể về thời gian thuê, giá cả thuê, những điều bị coi là vi phạm, bồi thường khi có thiệt hại…. thì sẽ phát sinh các quyền cũng như nghĩa vụ tương ứng cụ thể mà các bên sẽ phải tuân thủ.

  Quyền được bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

 Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; 

Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

– Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

+ Sửa chữa tài sản;

+ Giảm giá thuê;

+ Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

– Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

Quyền được bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho người thuê nhà

– Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người thuê nhà

Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Quyền tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê của người thuê nhà

Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Nghĩa vụ của người thuê nhà

 Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê của người thuê nhà

Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; 

(Nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường)

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích của người thuê nhà

Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà

Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận;

– Nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; 

– Nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê của người thuê nhà

– Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; 

Nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

– Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; 

Bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.

– Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của bên thuê được quy định trên, bên thuê và bên cho thuê có thể thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác tại hợp đồng thuê.

Người thuê nhà không trả tiền đúng hạn vi phạm gì

Người thuê nhà không trả tiền đúng hạn vi phạm gì?

Để việc thuê nhà được diễn ra hợp pháp cũng như để bảo vệ quyền lợ của mình thì các bên thường sẽ tiến hành thỏa thuận và ghi nhận sự thỏa thuận này bằng cách lập hợp đồng thuê tài sản là nhà ở, theo đó bên cho thuê nhà sẽ giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, bên thuê thì sẽ phải trả tiền thuê.

Giá thuê sẽ do các bên thỏa thuận nếu không có thỏa thuận thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, về nguyên tắc người thuê nhà phải có nghĩa vụ trả đủ, đúng hạn tiền thuê đã được thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê mà hai bên ký kết.

Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà như sau:

“Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
“2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.”

Như vậy, phải sau 3 tháng bên thuê không trả tiền thuê liên tiếp mà không có lý do chính đáng thì bạn mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà và lấy lại nhà ngay

Xử phạt hành vi không trả nhà khi đến hạn

Câu hỏi: Chào luật sư, hai vợ chồng tôi có một căn nhà và một mảnh đất trống chưa dùng tới nên đã cho một hộ dân thuê, hộ dan đó thuê nhà tôi đã được 5 năm nay và cứ mỗi năm thì kí gia hạn hợp đồng một lần. Đến cuối năm nay thì nhà tôi có báo trước với họ thuê nhà đo là chúng tôi sẽ không cho thuê nhà nữa bởi vì sang năm nhà anh trai tôi sẽ chuyển về ở căn nhà đó. Tuy nhiên chúng tôi đã nhiều lần thông báo nhưng nhà đó lại có thái độ không chịu chuyển ra và trả nhà cho chúng tôi mặc dù đã đến hạn trả nhà. Luật sư cho tôi hỏi là hành vi không trả nhà khi đến hạn có vi phạt hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Khi hai bên ký hợp đồng thuê nhà thì có thể có thời hạn thuê hoặc không xác định thời hạn thuê. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, các bên chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Hợp đồng thuê có thời hạn: Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn.

– Hợp đồng thuê không xác định thời hạn: Sau 90 ngày kể từ ngày bên cho thuê thông báo chấm dứt hợp đồng thuê nhà với bên thuê nhà.

– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp nêu trên, hợp đồng thuê nhà sẽ chấm dứt. Khi chấm dứt việc thuê nhà, bên cho thuê phải trả lại nhà thuê theo đúng như tình trạng ban đầu khi thuê trừ đi các hao mòn tự nhiên hoặc đã thoả thuận sau đó theo quy định tại khoản 1 Điều 482 Bộ luật Dân sự.

Nếu giá trị của nhà thuê giảm sút so với tình trạng ban đầu khi các bên mới thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (đã trừ đi hao mòn tự nhiên).

Đặc biệt, căn cứ khoản 4 Điều 482 Bộ luật Dân sự, nếu bên thuê cố tình chậm giao lại nhà thuê cho bên cho thuê thì bên thuê phải chịu:

– Trả tiền thuê trong thời gian chậm trả.

– Bồi thường thiệt hại.

– Trả tiền phạt vi phạm do chậm trả lại nhà thuê nếu hai bên có thoả thuận sẽ phạt nếu bên thuê vi phạm quy định về trả lại nhà sau khi hết thời gian thuê.

– Chịu rủi ro với nhà thuê trong thời gian chậm trả nhà.

Đồng thời, người thuê nếu cố tình không trả lại nhà khi hết hạn thì có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

Nếu vì vụ lợi mà sử dụng tài sản người khác trái phép, đã bị phạt hành chính hoặc bị kết án, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép tài sản tại khoản 1 Điều 177 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm.

Nặng hơn, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm: Nhà có trị giá từ 500 triệu đồng – dưới 1,5 tỷ đồng; tài sản là bảo vật quốc gia hoặc phạm tội 02 lần trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù từ 03 – 07 năm nếu sử dụng trái phép tài sản có trị giá 1,5 tỷ đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Người thuê nhà không trả tiền đúng hạn vi phạm gì”. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức hay nhu cầu dịch tư vấn pháp lý về luật nhà ở nhé!

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đúng pháp luật thì bên thuê phải trả lại nhà như thế nào?

Tại Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về trả lại tài sản thuê như sau:
“Điều 482. Trả lại tài sản thuê
1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.”
Theo đó trong trường hợp này bên thuê phải trả lại nhà với tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp nhà bị hư hại dẫn đến giá trị căn nhà bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
Nếu bên thuê nhà có hành vi chậm trả lại nhà thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

Xử lý hành vi xâm phạm chỗ ở như thế nào?

Khi đã quá thời hạn mà bên thuê phải trả lại nhà đã thuê, bên cho thuê có quyền trình báo công an về hành vi xâm phạm chỗ ở. Việc bên thuê vẫn tiếp tục ở lại sinh hoạt khi đã có thông báo của người cho thuê nhà và không tiến hành trả nhà khi hợp đồng thuê nhà đã chấm dứt hiệu lực mà được xem là hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015.
Người cho thuê có quyền trình báo ra công an phường nơi mình đang cư trú để hỗ trợ giải quyết đối với việc xâm phạm chỗ ở nêu trên.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị phạt không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi người phạm tội thực hiện 01 trong 04 hành vi mô tả tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra, người có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 vote)