Đất ông bà để lại không có giấy tờ có được cấp sổ đỏ?

22/11/2023 | 09:58 181 lượt xem Trà Lý

Hiện nay có nhiều mảnh đất được ông bà sử dụng từ lâu và không có giấy tờ. Sau khi ông bà mất, để chia thừa kế thì con cháu cần xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất ông bà để lại đó. Có thể nhiều lo lắng về việc đất ông bà để lại không có giấy tờ khó được cấp sổ đỏ. Vậy, đất ông bà để lại không có giấy tờ có được cấp sổ đỏ không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật đất đai để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Điều kiện cấp sổ đỏ đất ông bà để lại không có giấy tờ

Hiện nay ở nhiều địa phương vẫn còn một số mảnh đất ông bà để lại không có giấy tờ. Do đó, con cháu có mong mong muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất đó. Để mảnh đất ông bà để lại không có giấy tờ được cấp sổ đỏ thì cần đáp ứng được các điều kiên theo quy định. Dưới đây là điều kiện cấp sổ đỏ đất ông bà để lại không có giấy tờ, bạn có thể tham khảo.

Căn cứ Khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu có đủ điều kiện sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1/7/2014.

– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Đất ông bà để lại chưa có sổ đỏ có thể chia thừa kế không?

Việc chia thừa kế đối với trường hợp đất ông bà để lại chưa có sổ đỏ có thể gặp nhiều khó khăn. Theo đó, có nhiều người không biết đất ông bà để lại chưa có sổ đỏ có thể chia thừa kế không? Cơ quan có thẩm quyền đã có quy định về vấn đề này. Vậy, đất ông bà để lại chưa có sổ đỏ có thể chia thừa kế không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nài viết dưới đây nhé.

Điều kiện để được chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là người để lại di sản có sổ đỏ hoặc có đủ điều kiện để cấp sổ đỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người để lại di sản là quyền sử dụng đất nhưng không đáp ứng hai điều kiện nêu trên thì vẫn có thể để lại di sản thừa kế, cụ thể như sau:

Tại Điểm a mục 1.3 phần II của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có quy định:

+ Đối với trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

Do đó, đất do ông bà để lại nhưng chưa được cấp sổ đỏ nếu có các giấy tờ khác chứng minh được mảnh đất ông bà để lại có đủ điều kiện cấp sổ đỏ hoặc được UBND các cấp có thẩm quyền có văn bản xác nhận việc sử dụng đất đó là hoàn toàn hợp pháp, đất được sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp thì đất ông bà để lại chưa có sổ đỏ vẫn được chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Đất ông bà để lại không có giấy tờ có được cấp sổ đỏ không?

Thủ tục cấp sổ đỏ đất ông bà để lại không có giấy tờ?

Nhu cầu làm sổ đỏ đất ông bà để lại không có giấy tờ có khá nhiều tại một số địa phương. Có thể nhiều người chưa biết cách thực hiện cấp sổ đỏ đất ông bà để lại không có giấy tờ như thế nào? Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện cấp sổ đỏ đất ông bà để lại không có giấy tờ, hãy tham khảo các bước thực hiện dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, người dân thực hiện cấp sổ đỏ cho thửa đất là di sản thừa kế ông bà để lại theo trình tự sau đây:

Bước 1: Họp mặt gia đình

  • Họp mặt gia đình cần có biên bản họp mặt. Nội dung của biên bản họp mặt gia đình có các nội dung như tài sản thừa kế được phân chia cụ thể như thế nào, ai có trách nhiệm quản lý di sản, chi phí cấp sổ đỏ/trách nhiệm chịu chi phí cấp sổ đỏ/sang tên sổ..
  • Thỏa thuận cử một trong những người được nhận thừa kế làm người đại diện thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu, đứng tên trên giấy chứng nhận;
  • Các vấn đề khác liên quan đến tài sản thừa kế là đất đai do ông bà để lại.

Bước 2: Công chứng/chứng thực văn bản thỏa thuận cử người đại diện cấp sổ đỏ, đứng tên trên giấy chứng nhận

Căn cứ vào biên bản họp mặt gia đình, công chứng viên/người có thẩm quyền chứng thực sẽ thực hiện chứng nhận/chứng thực văn bản thỏa thuận cử người đại diện cấp sổ đỏ cho thửa đất ông bà để lại và đứng tên trên sổ đỏ.

Theo đó, người được ủy quyền sẽ thực hiện các công việc để được cấp sổ đỏ như nộp hồ sơ, chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ,… làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…

Sổ đỏ được cấp sẽ ghi tên của người đại diện thực hiện cấp sổ đỏ và toàn bộ những người thừa kế khác.

Bước 3: Công chứng/chứng thực văn bản nhận di sản thừa kế

Sau khi đã được cấp sổ đỏ, những người thừa kế thực hiện lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế có công chứng hoặc chứng thực (Luật Công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Bước 4: Sang tên sổ đỏ nhận thừa kế

Sau khi đã có văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế, người được nhận tài sản thừa kế thực hiện đăng ký biến động/đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: chỉ được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp khi đã được ghi nhận tại Sổ địa chính và giấy chứng nhận.

Sau khi đã được cấp sổ đỏ, những người thừa kế thực hiện lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận di sản thừa kế có công chứng hoặc chứng thực (Luật Công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất ông bà để lại không có giấy tờ có được cấp sổ đỏ không?”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ ở hà nội. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Đất ông bà để lại trước năm 1980 và có giấy tờ sử dụng đất có được cấp sổ đỏ không?

Theo Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu có đủ 2 điều kiện sau:
– Đang sử dụng đất ổn định.
– Có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Nếu thuộc trường hợp dưới đây, thì được Nhà nước cấp sổ đỏ và có thể phải thực hiện nghĩa vụ tài chính:
+ Theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.
+ Theo văn bản công nhận kết quả hòa giải thành.
+ Theo quyết định giải quyết tranh chấp.
+ Theo quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Theo quyết định giải quyết tố cáo.

Ai có thẩm quyền cấp sổ đỏ?

Theo Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, thẩm quyền cấp sổ đỏ được quy định rõ ở trên.

5/5 - (1 vote)