Quy định về đất rừng đặc dụng như thế nào?

03/08/2023 | 03:28 81 lượt xem Anh Vân

Đất rừng đặc dụng có chức năng bảo vệ thiên nhiên hoang dã của đất nước, bảo vệ các loài động vật quý. Không chỉ động vật mà cả thực vật cũng được bảo vệ, tránh sự tuyệt chủng của các loài do khai thác quá mức. Rừng đặc dụng phải theo mô hình chuẩn hệ sinh thái, đảm bảo đầy đủ các yếu tố bắt buộc. Rừng đặc dụng còn giúp bảo tồn các di tích lịch sử của quốc gia, duy trì các địa danh nổi tiếng. Không chỉ vậy, loại đất này còn được sử dụng cho nghiên cứu khoa học. Hiện nay, hầu hết các khu rừng đặc dụng đều được quy hoạch thành khu du lịch phục vụ khách tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn. Vậy pháp luật hiện nay quy định về Đất rừng đặc dụng như thế nào? Cùng Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

Rừng đặc dụng là gì?

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

– Vườn quốc gia;

– Khu dự trữ thiên nhiên;

– Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

– Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

– Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

Quy định về đất rừng đặc dụng như thế nào

Quyền quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng

Tại Điều 137 Luật Đất đai 2013 quy định về quản lý và sử dụng đất rừng đặc dụng như sau:

Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Theo đó, tổ chức quản lý rừng đặc dụng thực hiện:

– Giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.

– Giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, luật cũng quy định Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất rừng đặc dụng như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp  có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

Phá rừng đặc dụng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?

Hành vi phá rừng đặc dụng là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu hành vi này có đủ cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cụ thể, người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

* Khung 1: 

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

– Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

– Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

– Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

– Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Khung 2:

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);

– Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

– Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

– Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);

– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

– Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

* Khung 3:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;

– Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;

– Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;

– Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên;

– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

– Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội hủy hoại rừng còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu hỏi thường gặp

Ký hiệu đất rừng đặc dụng là gì?

ại mục 1.2.3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất rừng đặc dụng có ký hiệu là RDD, gồm:

Có được chuyển mục đích sử dụng đất của đất rừng hay không?

Theo quy định hiện nay thì đất rừng đặc dụng có thể chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Tuy nhiên, trên thực tế rất ít khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng. Bởi tính chất đặc biệt của rừng đặc dụng chủ yếu được thành lập để bảo tồn thiên nhiên.

5/5 - (1 vote)