Hằng năm có rất nhiều tranh chấp trong cuộc sống xảy ra, trong đó tranh chấp về bất động sản có không ít. Bất động sản thường có giá trị cao, do đó tranh chấp là bất động sản cũng rất nhiều và rất phức tạp. Để giải quyết tranh chấp là bất động sản thò pháp luật đã quy định về đối tượng tranh chấp là bất động sản. Vậy, quy định về đối tượng tranh chấp là bất động sản như thế nào? Hãy cũng Luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Bất động sản là gì?
Có thể thấy, bất động sản là một thuật ngữ thường được sử dụng cho đất đai, nhà ở,… Vì bất động dản thường là vật có giá trị cao do người sử hữu, sử dụng bất động sản cần nắm được quy định pháp luật về bất động sản để đảm bảo quyền lợi của mình. Để hiểu rõ hơn về bất động sản theo quy định pháp luật, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Trong các văn bản pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể giải thích bất động sản là gì. Tuy nhiên, tại Điều 105 Bộ luật Dân sự có quy định bất động sản là một trong những tài sản bên cạnh động sản và có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Bên cạnh đó, Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bất động sản gồm:
– Đất đai;
– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
– Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Và theo Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh gồm:
– Nhà, công trình xây dựng có sẵn.
– Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
– Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được phép đưa vào kinh doanh.
– Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê lại, cho thuê.
Như vậy, có thể hiểu bất động sản là những tài sản không di chuyển được và thường gắn với đất đai như nhà ở, công trình xây dựng,… và đất đai.
Quy định về đối tượng tranh chấp là bất động sản
Bởi vì bất động sản thường có giá trị cao như đất đai, nhà ở, chung cư, vườn cây,.. nên việc tranh chấp bất động sản thường xảy ra. Khi tranh chấp có đối tượng là bất động sản thường là tranh chấp phức tạp. Do đó, khi tranh chấp bất động sản cân nắm được quy định về đối tượng tranh chấp là bất động sản. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về đối tượng tranh chấp là bất động sản nhé.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất (Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; Tranh chấp ai là chủ sở hữu nhà; Tranh chấp đòi lại nhà đất bị chiếm hữu trái phép; Tranh chấp về các quyền khác đối với bất động sản…). Những tranh chấp về chuyển nhượng, tặng cho, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp đất đai.
Khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án cần phải xác định ai là người có các quyền (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, các quyền khác…) đối với bất động sản. Các tranh chấp này được gọi là “Tranh chấp về bất động sản” hay “có đối tượng tranh chấp là bất động sản”.
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đối tượng tranh chấp là bất động sản?
Khi có tranh chấp có đối tượng là bất động sản thì hai bên cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Do đó, các bên cần phải nắm được tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đối tượng tranh chấp là bất động sản? Dưới đây là quy định về tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bất động sản, bạn có thể tham khảo.
Căn cứ Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
…”
Như vậy, nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về đối tượng tranh chấp là bất động sản năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật tranh chấp đất đai trong gia đình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Bất động sản được đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 9, Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản như sau:
– Với nhà, công trình gắn liền với nhà: Có đăng ký quyền sở hữu nhà, không có tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án.
– Với quyền sử dụng đất: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có tranh chấp, không bị kê biên, trong thời hạn sử dụng.
– Với bất động sản hình thành trong tương lai: Giấy giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt; giấy phép xây dựng (nếu có); giấy tờ nghiệm thu hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng…
Theo Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định ranh giới này được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp. Đặc biệt, các hộ gia đình không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách kể cả ranh giới là kênh, mương, hào…
Việc xác định ranh giới sử dụng đất tính theo chiều thẳng đứng và người sử dụng đất được dùng không gian, lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất, được trồng cây… trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải cắt, tỉa, xén rễ… trừ khi có thoả thuận khác.