Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng

24/08/2023 | 10:00 150 lượt xem Bảo Nhi

Tranh chấp đất đai được xem như tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người chủ sở hữu mảnh đất đó giữa hai hay cũng có thể nhiều bên trong mối quan hệ đất đai đó. Việc xác định chính xác dạng tranh chấp đất đai cũng có ý nghĩa quan trọng điều này nhằm xác định được chính xác việc đương sự có quyền khởi kiện tranh chấp tại Tòa án thực hiện theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính hay không. Để có thể nắm rõ được dịch vụ “Tranh chấp đất đai” của Luật đất đai hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu và nắm rõ được những dịch vụ mà chúng tôi đưa ra cho quý khách cũng như có thể tìm hiểu những quy định về vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Dịch vụ giải quyết Tranh chấp đất đai

Nếu quý khách đã tìm đến với dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai Luật Đất đai của chúng tôi sẽ được Luật sư, chuyên gia, tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai để thực hiện giúp để giải quyết tất cả những vướng mắc về quy định pháp luật mà quý khách đang gặp phải. Khi đến Luật đất đai, chúng tôi giải đáp, đại diện thực hiện công việc theo yêu cầu trong việc tranh chấp chấp đất đai một cách nhiệt tình đúng với tiêu chí quý khách đã đề ra.

Đồng hành với tranh chấp đất đai của quý khách là đội ngũ luật sư chuyên gia tư vấn của Luật Đất đai, khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích sau:

  • Nhận được sự tư vấn, đánh giá nhận định chuyên sâu về vấn đề tư luật sư đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
  • Lựa chọn được phương thức giải quyết để có thể tranh chấp phù hợp với tình huống. 
  • Hạn chế được những chi phí bị độn thêm, hạn chế được rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
  • Tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi khách hàng ủy quyền cho luật sư để giải quyết tranh chấp.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin mà khách hàng đã cung cấp.  
  • Đước hướng dẫn để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật đất đai sẽ đồng hành cùng khách hàng xuyên suốt trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, thông qua những công việc cụ thể dưới đây: 

  • Tư vấn những quyền, nghĩa vụ mà các bên có có xảy ra tranh chấp;
  • Tư vấn xác định căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp cũng với đó là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, chuẩn bị để liên hệ để có thể đàm phán được với những bên liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Giúp cho các bên tranh chấp có thể thương thương hòa giải, đứng ra đại diện cho khách hàng trong vấn đề hòa giải;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin một cách đầy đủ;
  • Nhận được sự ủy quyền Luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện việc giải quyết tranh chấp tại cơ quan, Tòa án, cơ quan thi hành án để có thể bảo vệ tốt cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.
  • Tranh chấp đất đai trong gia đình
  • Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
  • Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay
  • Tranh chấp đất đai không có giấy tờ
  • Tranh chấp đất đai không có di chúc
  • Tranh chấp đất đai với hàng xóm
  • Tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ
  • Tranh chấp đất đai có tài sản trên đất
  • Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân
  • Tranh chấp đất đai cha mẹ để lại
  • Tranh chấp đất đai khi xây nhà
  • Tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài

Ưu điểm khi thuê luật sư giải quyết Tranh chấp đất đai tại Luật đất đai

Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng

Luật đất đai luôn luôn có mong muốn cũng như cố gắng đem lại cho khách hàng của chúng tôi những sự trợ giúp pháp lý dựa theo những gì pháp luật đã quy định để có thể đưa ra những tư vấn hữu ích nhất, mang lại trải nghiệm hài lòng cho khách hàng cũng như giải quyết được công việc một cách có lợi nhất và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Luôn sát cánh với quý khách trong suốt chặng đường tranh chấp đất đai là đội ngũ luật sư chuyên môn cao giàu kinh nghiệm thực tiễn, Luật đất đai chúng tôi tự tin rằng chúng tôi là công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực này. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề cũng đã giúp đỡ được nhiều vị khách, chúng tôi đã tham gia để giải quyết được tranh chấp cho nhiều công ty, đối tác lớn, hỗ trợ hết mình về mặt pháp lý giúp bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Việc phát sinh tranh chấp đất đai, trong cuộc tranh chấp này có điều cần phải lưu ý quan trọng và cần thiết là phải có sự đồng hành của Luật sư đại diện để có thể giải quyết mọi vướng mắc cho chính mình. Khi tranh chấp nổ ra thì việc tiếp cận các văn bản pháp luật về đất đai có liên quan một cách đầy đủ và toàn diện nhất sẽ gặp ít nhiều khó khăn cho người đang vướng vào vụ tranh chấp này. Hơn nữa, Luật sư chuyên gia tư vấn cũng cần phải có kĩ năng đàm phán, thương lượng nhằm giải quyết mooyj cách nhanh chóng tránh gây phiên hà rắc rối về sau.

– Một người Luật sư giỏi sẽ có thể dự đoán được nhiều tình huống sẽ xảy ra và chuẩn bị thật đầy đủ những căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, Luật sư của Luật đất đai cử để phương hướng giải quyết cho khách hàng cũng như liệt kê những yếu tố có lợi cũng như bất lợi đối với cả 2 bên có tranh chấp dựa theo sự việc quý khách tường thuật lại. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra những hướng để có thể đảm bảo được quyền lợi giúp khách hàng đưa ra để có thể đạt được thỏa thuận tối đa cho quý vị. Trong trường hợp cần tố tụng tại Tòa án, Luật sư của Luật đai đề cử sẽ là người làm việc trực tiếp với các cơ quan liên quan kể từ giai đoạn hòa giải trước khi nộp đơn khởi kiện.

Khi quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tranh chấp đất đai của chúng tôi, chúng tôi cũng CAM KẾT sẽ mang lại lợi ích TỐI ƯU cho khách hàng với những tiêu chí được đề ra ở dưới đây:

  • An tâm về chất lượng dịch vụ: Luật đất đai có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao, được cử đi đào tạo chuyên sâu về mọi lĩnh vực pháp lý. Bên cạnh đó, chúng tôi có thể cam kết bảo đảm mọi thông tin của quý khách cũng như những gì mà khách hàng đã cũng cấp, trao đổi đều được bảo mật tuyệt đối, luôn cập nhật thường xuyên trong quá trình giải quyết yêu cầu của quý khách.
  • Hiệu quả: Những vướng mắc mà quý khách dặt ra ở lúc đầu sẽ được xử lý nhanh gọn, đảm bảo đúng với trình tự pháp luật, triệt tiêu rủi ro về sau.
  • Chi phí rõ ràng, cụ thể, căn cứ theo tính chất phức tạp của tình huống mà quý khách yêu cầu và cũng để có thể đảm bảo được hỗ trợ tối đa mức phí theo khả năng tài chính của khách hàng.

Tranh chấp đất đai là gì?

Xã hội ngày nay càng ngày càng phát triển chính vì thế mà quan hệ đất đai cũng phức tạp hơn, quan hệ đất đai đã không còn thuần túy như quan hệ dân sự về một tài sản thuộc quyền sở hữu đại diện của nhà nước nữa mà quan hệ này đã mang nhiều sắc thái mới, gắn chặt với yếu tố thương mại. Nếu như không được quản lý một cách chặt chẽ sẽ gây ra vẫn đề tranh chấp đất đai.

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 Nhà nước cũng đã có quy định về khái niệm tranh chấp đất đai:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai đã xảy ra khá nhiểu tranh chấp đất đai. Việc xác định được chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp và trong khi xác định chủ thể có thẩm quyền có thể giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết. Mặc dù vậy, quy định về cơ quan có thẩm quyền tranh chấp đất đai giải quyết hiện còn nhiều bất cập, điều này gây ra ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp vụ việc cũng như gây lãng phí cho xã hội, cần phải được người dân nắm rõ.

Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.”

Đồng thời, căn cứ tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, người dân có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trong các trường hợp:

– Nếu có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

– Nếu không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp;

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện, tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đất được xem như một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Khi mà dân số nước ta ngày một gia tăng cao, thị trường bất động sản cũng đang ngày càng nóng lên dân lên thì các vụ biệc tranh chấp đất đai cũng tăng len một cách chóng mặt và có xu hướng thêm căng thẳng không thể tự hòa giải với nhau. Chính vì thế mà khi những tranh chấp nổ ra người sử dụng đất sẽ phải tìm đến nơi có thể phân giải tranh chấp đó vậy chủ thể cũng như việc nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước nào để có thể giải quyết vụ việc. Khi tìm đến với cơ quan Nhà nước để có thể giải quyết nhanh chóng thì người dân cũng cần có một bộ hồ sơ để có thể trình báo vụ việc, và những giấy tờ đó có thể liệt kê ở dưới đây:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

– Biên bán làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;

– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Cách giải quyết tranh chấp khi đất có Sổ đỏ

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là một dạng vụ việc tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất giữa người đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với những chủ thể khác. Khi vụ việc tranh chấp đất đai nổ ra thì việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xem như bằng chứng hữu hiệu để người sử dụng đất để có thể chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Khi tranh chấp đất đai xảy ra, các Bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án. Theo đó, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ kỹ của các bên tranh chấp và; có xác nhận của UBND là hòa giải thành hoặc không thành.

  • Trường hợp hòa giải thành sẽ kết thúc tranh chấp đất đai. Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới; Chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc; sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một Bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và; hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản.

Khi khởi kiện tại Tòa án, tùy vào nội dung khởi kiện mà các Bên tranh chấp cần thu thập tài liệu; chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Cách giải quyết tranh chấp khi đất không có Sổ đỏ

Khi có tranh chấp xảy ra, người sử dụng đất để có thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của chính mình trong tranh chấp, người sử dụng đất này sẽ phải đưa ra những bằng chứng có thể chứng minh được cho quyền sử dụng đất của mình. Một trong những loại giấy tờ vô cùng cần thiết và quan trọng đó là sổ đỏ. Nếu như gặp phải tình huống khó khăn nhất trong việc giải quyết tranh chấp đất là việc những giấy tờ có liên quan giúp chứng minh quyền sử dụng đất không có điều này gây ra không ít khó khăn, điều này đã làm vấn đề trở ngại cho tòa án, chính quyền.

  • Nhà nước khuyến khích các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tự thương lượng hòa giải với nhau. Các bên chủ thể tham gia có quyền và nghĩa vụ ngang vụ trong buổi hòa giải
  • Khi các bên chủ thể tranh chấp không thể hòa giải thì có thể hòa giải thông qua hòa giải viên hoặc UBND xã, phường, thị trấn. Kết quả của buổi hòa giải là một trong những điều kiện khi khởi kiện tại Tòa án.
  • Trường hợp khi đã đàm phán, hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không đạt được kết quả các bên tranh chấp có thể tiến hành giải quyết bằng việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Xem xét khả năng thắng kiện trước khi khởi kiện

Những vị khách hàng khi tìm đến và sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi cũng sẽ có quan ngại về tỷ lệ khả năng thắng kiện mà luật sư chúng tôi có thể giúp đối với vụ kiện đó. Thật sự rằng vẫn đề này khá là khó có thể khẳng định được chắc chắn về vấn đề này, nhưng chúng tôi luôn cam kết với khách hàng sẽ luôn giành được lợi ích tốt nhất để có thể giúp cho quý vị.

Vấn đề quan trọng nhất đối với bên thắng kiện đó là Bản Án Có Hiệu Lực không thể được thi hành trên thực tiễn bởi một số lý do sau:

  1. Khi bản án của Tòa Án có hiệu lực, bên thua kiện sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện. Do đó, họ sẽ không tự nguyên tuân theo những hành động bị yêu cầu, ví dụ như hoàn trả nợ, hủy bỏ hành vi vi phạm…;
  2. Một khó khăn khác là bên thua kiện không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ đối với bên thắng kiện. Nếu bên thua kiện có ý định trì hoãn nghĩa vụ, bên thắng kiện có thể nhờ sự trợ giúp thi hành án từ Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự địa phương. Trên thực tế, phương pháp này là không hiệu quả bởi vì tỷ lệ thanh toán nợ được ghi nhận thường dưới 50% tổng số vụ kiện.

Mặc dù có những điều khó khăn để có thể hỗ trợ trong một vụ kiện, luật sư của chúng tôi thường trao đổi thường xuyên với khách hàng. Mục đích để có một chiến thuật về vụ kiện dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi. Hỗ trợ khách hàng nhìn thấy trước được những điều đó và lên kế hoạch là bổn phận của chúng tôi.

Phải ghi và nộp đơn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa có thẩm quyền

Bởi việc xác định được mối quan hệ pháp trong luật tranh chấp đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng có thể dựa vào điều này nhằm xác định chính xác việc đương sự có quyền khởi kiện tranh chấp tại Tòa án theo như thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính quy định trong bộ luật tương tự, tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân hay Ủy ban nhân dân, đểu xác định thời hiệu khởi kiện, bên cạnh đó là cơ sở để xác định trình tự, thủ tục và hướng giải quyết vụ kiện tụng đó.

– TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất nếu tranh chấp đó không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

– TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà tranh chấp đó có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai

Thời hạn để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai thông thường sẽ dài hơn so với vụ tranh chấp khác. Chính vì đây là loại tranh chấp này được xếp vào loại phức tạp cả về quy trình, thủ tục cần phải xử lý theo 2 phương thức hòa giải và khởi kiện.

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai mà thuộc Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết thì trình tự và thủ tục sẽ được tiến hành theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:

  • Kể từ thời điểm tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
  • Đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm: trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Như vậy, thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm theo quy định là khoảng 05 – 08 tháng, nếu vụ án không bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Về bản chất, việc hòa giải và thương lượng được xem như phương thức dễ tiếp cận trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa giúp cả 2 bên có thể bình tĩnh và cùng nhau giải quyể. Hiện nay, pháp luật nước ta không có quy định nào về mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai nhất định, nên các bạn đọc có thể tham khảo mẫu biên bản mà chúng tôi đã cung cấp ở dưới đây.

Án phí khi khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai thuộc về tranh chấp dân sự nên việc quy định mức án phí cũng dựa theo án phí về dân sự để có thể đưa ra cách tính chi tiết. Pháp luật nước ta có quy định rõ ràng về mức án phí, nó sẽ phải tùy thuộc theo cấp xét xử (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) hay tùy theo từng vụ việc tranh chấp. Án phí tranh chấp đất đai được nộp ngay sau khi việc nộp đơn khởi kiện để Tòa án có thể tiến hành thụ lý vụ án, trừ trường hợp tranh chấp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Theo Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì mức tạm ứng án phí đối với vụ án tranh chấp đất đai được xác định như sau:

“Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

3. Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.

6. Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.”

Như vậy, căn cứ theo mục A Danh mục án phí, lệ phí tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì số tiền tạm ứng án phí phải nộp khi khởi kiện tranh chấp đất đai được xác định như sau:

SttTên án phíMức thu
IÁn phí hình sự
1Án phí hình sự sơ thẩm200.000 đồng
2Án phí hình sự phúc thẩm200.000 đồng
IIÁn phí dân sự
1Án phí dân sự sơ thẩm
1.1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch300.000 đồng
1.2Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch3.000.000 đồng
1.3Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
aTừ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đTừ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
eTừ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
1.4Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch
aTừ 60.000.000 đồng trở xuống3.000.000 đồng
bTừ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% của giá trị tranh chấp
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đTừ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
eTừ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng
1.5Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch
aTừ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 2.000.000.000 đồng44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
2Án phí dân sự phúc thẩm
2.1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động300.000 đồng
2.2Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại2.000.000 đồng
IIIÁn phí hành chính
1Án phí hành chính sơ thẩm300.000 đồng
2Án phí hành chính phúc thẩm300.000 đồng

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tranh chấp đất đai” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào phải nộp án phí tranh chấp đất đai?

Theo quy định, khi đương sự (là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) có yêu cầu xét xử một vụ án tranh chấp đất đai do Tòa án có thẩm quyền giải quyết thì đương sự phải nộp một khoản chi phí (gọi là án phí) vào ngân sách nhà nước. Pháp luật quy định mức án phí tùy theo cấp xét xử (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) và tùy theo vụ việc tranh chấp.
Ngoài ra, khi bắt đầu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, người nộp đơn khởi kiện (nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) sẽ là người thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí tranh chấp đất đai để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định pháp luật.

Trường hợp nào miễn án phí vụ án tranh chấp đất đai?

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về miễn tiền tạm ứng án phí, án phí đối với một số đối tượng, cụ thể như sau:
Trẻ em là người dưới 16 tuổi (theo Điều 1 – Luật Trẻ em số 102/2016/QH13);
Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không còn khả năng lao động (theo Điều 2 – Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12);
Người khuyết tật;
Người có công với cách mạng theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi bổ sung số 04/2012/UBTVQH13;
Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

5/5 - (2 votes)