Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ như thế nào

17/10/2023 | 09:59 76 lượt xem Tài Đăng

Đất đai là loại tài sản quý giá và quan trọng đối với người dân, quyền sử dụng đất này sẽ được hà nước công nhận và trao quyền cho người sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người dân hay gọi là sổ đỏ. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu vè vấn đề “Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ” qua bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.

Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ được không?

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được tiến hành theo các quy định của pháp luật về điều kiện, thẩm quyền cũng như những nguyên tắc nhất định. Giấy chứng nhận này sẽ được cấp cho các cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng. Riêng với chung cư thì trong bài viết sẽ sử dụng từ sổ hồng chung cư) hiện đang quy định tại Điều 98 Luật Đất đai năm 2013. Trong đó, khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai nêu rõ:

  1. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Căn cứ quy định này, nếu nhiều người có chung quyền sử dụng đất, sở hữu chung nhà ở thì sổ đỏ sẽ ghi đầy đủ tên của người có chung quyền sử dụng đất bao gồm mẹ và con. Mẹ và con có thể yêu cầu cấp riêng mỗi người một sổ hoặc có thể cấp chung bằng một sổ và trao cho người đại diện.

Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, khi cấp sổ đỏ cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì họ có quyền sử dụng với đất, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi con cái đứng chung sổ đỏ với cha mẹ nghĩa là con cái có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên có quyền như cha mẹ hoặc có quyền theo tỷ lệ tiền góp hoặc công sức để có được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sở hữu theo phần).

Khi nào mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ?

Câu hỏi: Chào luật sư gia đình tôi chỉ có tôi và mẹ tôi đang sinh sống với nhau, ngôi nhà mà mẹ con tôi sinh sống thì chưa được cấp sổ đỏ và bây giờ chúng tôi mới đang xin cấp sổ đỏ. Luật sư cho tôi hỏi là khi nào thì tôi và mẹ tôi được cùng đứng tên cho sổ đỏ đối với mảnh đất này ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Trường hợp 1: Khi Sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp…Trong đó, người sử dụng đất được cấp Sổ đỏ phổ biến nhất là hộ gia đình, cá nhân.

Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ

Điều kiện làm sổ đỏ sang tên hộ gia đình, Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Hộ gia đình sử dụng đất là nhóm người có quan hệ hôn nhân, chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang ở chung và có quyền sử dụng đất chung vào thời điểm mà Nhà nước thu hồi đất, cho phép thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy, khi nhận chuyển nhượng thì sổ đỏ sẽ thuộc hộ gia đình sử dụng đất nếu có 3 yếu tố sau:

– Thứ nhất, có quan hệ hôn nhân, gia đình, nuôi dưỡng (nuôi dưỡng là quan hệ của bố mẹ nuôi với con đẻ và ngược lại mà không phải là chăm nom, nuôi dưỡng khi đau ốm, bệnh tật)

– Thứ hai, đang ở ghép trước thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Thứ ba, có quyền sử dụng đất ở trước thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã đóng tiền khi mua) .

Cách ghi tên hộ gia đình sử dụng đất theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT : Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi” Hộ ông “(hoặc” Hộ bà “) , kế đó ghi họ tên, năm mất, ngày và số của giấy tờ tuỳ thân của chủ hộ gia đình theo quy định ở Điểm a Khoản này; nơi cư trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình thì ghi người thừa kế là thành viên khác của hộ gia đình có cùng quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Trường hợp 2: Khi mua hoặc nhận tặng cho chung (khi không còn ở chung)

Con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ nếu cùng góp tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (góp tiền cùng nhau mua) hoặc được tặng cho chung.

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

– Cấp cho mỗi người 01 Sổ đỏ; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Sổ đỏ và trao cho người đại diện.

Con cái có quyền gì khi chung Sổ đỏ với cha mẹ?

Khi được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ sở hữu đất tức là những người được đứng tên trên sổ đỏ sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với mảnh đất đó. Vậy thì trong trường hợp con cái cùng đứng tên trong sổ đỏ với cha mẹ thì sẽ có những quyền gì?. Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời nhé.

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, khi cấp Sổ đỏ cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì họ có quyền sử dụng với đất, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Khi con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ nghĩa là con cái có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên có quyền như cha mẹ hoặc có quyền theo tỷ lệ tiền góp hoặc công sức để có được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sở hữu theo phần).

– Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với có các quyền cụ thể như:

+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

+ Quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

+ Hưởng lợi ích vật chất (chủ yếu là tiền) khi cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cho thuê, bán nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…

Như vậy, khi con cái và cha mẹ có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có quyền hưởng lợi ích từ đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó hoặc khi cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán nhà ở thì phải được sự đồng ý của con bằng văn bản.

Như vậy, khi con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ thì con cái có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất như thảo luận, quyết định việc chuyển nhượng, cho thuê, hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cấp Sổ đỏ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là thông tin về bài viết “Mẹ và con cùng đứng tên sổ đỏ” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc hay nhu cầu dịch vụ về các vấn đề tư vấn pháp lý về luật tranh chấp đất đai hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Trường hợp nào cha mẹ muốn bán đất cần phải có chữ ký của các con?

Theo luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì bán đất có tên gọi pháp lý là chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên. Tuy nhiên, người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền chỉ được chuyển nhượng khi được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý.
Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định: Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi sổ đất cấp cho hộ gia đình sử dụng đất thì cha mẹ chỉ được chuyển nhượng nếu được các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất đồng ý bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực.

Có tên trong hộ khẩu thì đương nhiên là thành viên hộ gia đình sử dụng đất?

Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, để được xác định là thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất thì cần đủ đáp ứng 02 điều kiện sau:
– Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
– Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất
Còn để là thành viên trong sổ hộ khẩu thì một cá nhân chỉ cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 20 Luật Cư trú 2020, đơn cử như: được chủ hộ đồng ý cho nhập hộ khẩu để ở nhờ, ở thuê,…
Như vậy, là thành viên trong sổ hộ khẩu thì cá nhân đó chưa chắc có chung quyền sử dụng đất với hộ gia đình đó nếu thiếu một trong 02 điều kiện trên.

5/5 - (1 vote)