Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện bao lâu?

15/12/2023 | 09:51 14 lượt xem Tài Đăng

Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi với nhà hàng xóm có tranh chấp đất đai với nhau với lí do là trong sổ đỏ của nhà tôi có ghi nhận diện tích đất là 198 mét vuông, gia đình tôi cũng đã làm nhà cũng như làm vườn chiếu theo diện tích này thì nhà hàng xóm bảo vườn của nhà tôi đang làm trên đất của họ và do lúc trước cấp sổ thì địa chính đo sai và bị lệch diện tích nên đã ngăn cản khôgn cho nhà tôi sử dụng đất đó. Vậy nên hai nhà chúng tôi đã xảy ra tranh chấp gần 2 năm nay và đã thông qua hòa giải tại xã những không thành nên đã nộp hồ sơ lên huyện. Luật sư cho tôi hỏi là “Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện” là bao lâu ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật đất đai, để giải đáp thắc mắc của mình cũng như tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai thì mời bạn hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Thế nào là tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai là một trong những dạng tranh chấp rất thường gặp trong cuộc sống hiện nay khi mà đây là một loại tài sản có giá trị lớn nên ai cũng muốn sở hữu chúng, điều này chính là nguyên nhân chính gây nên nhiều vụ tranh chấp đất đai. Vậy thì khái niệm tranh chấp đất đai hiện nay được giải thích ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đối với khái niệm tại Điều trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.

Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:

– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, có thể phân chia loại của tranh chấp đất đai cụ thể thành các trường hợp như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

– Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Tranh chấp liên quan đến đất

– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện

Tranh chấp đất đai là một dạng tranh chấp mang tính phức tạp và khó giải quyết, vậy nên để một vụ tranh chấp được giải quyết thì cần trải qua nhiều thủ tục với những cơ quan giải quyết khác nhau, theo đó khi đã được hòa giải tại cấp xã mà khôgn thành thì các bên có thể thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp huyện, cụ thể như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).  Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định tại Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

– Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết:

Nếu đơn chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trong vòng không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý đơn phải thông báo cho người nộp đơn và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện

Bước 3: Trả kết quả

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

– Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

– Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh

hoặc

+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện

Như đã phân tích ở trên thì với mức độ đa dạng cũng như có nhiều yếu tố phức tạp của các loại tranh chấp đất đai thì việc giải quyết những tranh chấp này thì cần rất nhiều thời gian cũng như phải thực hiện nhiều thủ tục tại các cấp khác nhau nếu như việc giải quyết trước đó chưa thể giải quyết được vấn đề.

Cụ thể tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP), thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;

– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;

– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;

– Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.

Theo đó thì thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện tại Việt Nam được quy định là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ bộ hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai hợp lệ. Tuy nhiên thời gian này trên thực tế có thể kéo dài có khi hơn cả năm mới giải quyết xong, nguyên nhân là do các mâu thẫu tranh chấp đất đai phát sinh và liên quan đến nhiều người.

Theo hướng dẫn tại Quyết định 1686/QĐ-BTNMT 2021 thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện tại Việt Nam như sau:

(4) Thời hạn giải quyết:

– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định

– Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện thì được tăng thêm 15 ngày.”

Thời hiệu giải quyết là trong vòng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu. Riêng các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện” đã được Luật sư luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng.Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Vì sao phải hiểu rõ về tranh chấp đất đai?

– Giúp người dân biết rõ thủ tục khi giải quyết tranh chấp
– Khi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ
Đối với lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ thì tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Quy định này có tác động cụ thể tới những đối tượng tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
+ Đối với người đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Khi bên khởi kiện gửi đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất tại Tòa án hoặc UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan này gửi văn bản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ mới bị từ chối tiếp nhận.
+ Đối với người muốn ngăn cản người khác được cấp Giấy chứng nhận phải gửi đơn khởi kiện cho Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Có thể lựa chọn hình thức giải quyết (không phải kiện)

Cưỡng chế thi hành kết quả giải quyết tranh chấp đất đai có được không?

Điều kiện cưỡng chế
Theo khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, chỉ cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai khi có đủ các điều kiện sau:
Quyết định giải quyết đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành.
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp.
Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành.
Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế (trường hợp từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản).
Nguyên tắc cưỡng chế
Việc cưỡng chế phải bảo đảm những nguyên tắc sau:
Phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm an toàn, trật tự, đúng quy định pháp luật;
Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế thực hiện trong giờ hành chính.
Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.

5/5 - (1 vote)