Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì?

13/10/2023 | 01:57 7 lượt xem Anh Vân

Lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị nghiêm theo quy định của Luật Đất đai 2013. Khi giải quyết tranh chấp lấn chiếm quyền sử dụng đất thì cần thu thập đầy đủ hồ sơ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay một số giấy tờ đất đai như: sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ đất đai, các tài liệu khác có mốc giới, vị trí của thửa đất,… các tài liệu thể hiện hiện trạng đất trước khi xảy ra tranh chấp để có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của hai bên. Vậy Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì? Cùng Luật đất đai tìm hiểu nhé!

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì?

Lấn chiếm đất là hành vi của người sử dụng đất di chuyển mốc giới, ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích sử dụng đất mà không được phép của cơ quan quản lý đất đai quốc gia hoặc cơ quan quản lý đất đai. khu vực. Chiếm đất là việc sử dụng đất trái phép mà không được phép của cơ quan quản lý đất đai quốc gia và mọi hành vi sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau: sử dụng đất trái phép mà tổ chức, cá nhân khác có quyền sử dụng hợp pháp mà không được phép. của tổ chức, cá nhân khác; việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê Đất đã hết thời hạn sử dụng mà Nhà nước chưa gia hạn thời hạn sử dụng; đất có mặt đã sử dụng mà chưa hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định. với pháp luật.

Để xác định hành vi lấn chiếm đất nhà hàng xóm có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không thì trước tiên ta căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản. Theo quy định này thì chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Tức là chỉ được xây dựng, sử dụng đối với phần đất mà mình được nhà nước công nhận quyền sử dụng.

Bên cạnh đó thì tại điều 12, Luật Đất đai 2013 có quy định rằng hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm

Hành vi lấn chiếm đất nhà hàng xóm bị xử phạt như thế nào?

Khi có hành vi lấn chiếm đất đai thì sẽ tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của vi phạm mà sẽ bị mức xử phạt hành chính với số tiền khác nhau theo quy định của pháp luật. Cụ thể về từng mức phạt thì quy định chi tiết như sau:

Theo đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hành chính hành vi lấn, chiếm đất theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Một, đối với trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì:

  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì sẽ bị  phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì

Hai, đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì:

  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng 
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
  • Nếu  diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng 

Ba, đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì:

  • Nếu  diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng

Bốn , đối với hành vi lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì:

  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

Năm, đối với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt ở khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với  cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Bên cạnh hình thức phạt chính nêu trên thì người có hành vi lấn, chiếm đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định ; buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì?”. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều dịch vụ tư vấn pháp lý về đất đai như tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của tòa án nhé

Câu hỏi thường gặp

Có thể giải quyết tình trạng lấn chiếm đất như thế nào?

Nếu không may bị lấn chiếm đất của hàng xóm thì hướng giải quyết tốt nhất là hòa giải và đền bù thích đáng cho nhau. Còn nếu không hòa giải được thì bắt buộc phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cần lưu ý rằng hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi vi phạm pháp luật, tức là bên lấn chiếm là người có lỗi, do đó nếu khởi kiện ra tòa thì bạn sẽ là người phải nộp án phí. Vì vậy, cần cân nhắc giải quyết để không mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí
Có thể nộp đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân: Nếu tranh chấp đất mà đương sự có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai
Hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại ủy ban nhân dân có thẩm quyền: Nếu tranh chấp đất mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật Đất đai

Ai có thẩm quyền giải quyết lấn sang đất người khác?


Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết vụ việc như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

5/5 - (1 vote)