Tải xuống mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở chuẩn 2023

06/11/2023 | 09:50 97 lượt xem Trà Lý

Có nhiều người hiện nay có sở hữu nhà ở, tuy nhiên vì một vài lí do mà không thể quản lý và sử dụng nhà ở thường xuyên. Do đó, một số người có nhu cầu cho người khác quản lý và sử dụng nhà ở của mình. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên thì hai bên cho sử dụng và bên sử dụng cần có giấy ủy quyền sử dụng nhà ở. Nếu bnaj đang tìm kiếm mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở chuẩn, hãy tải xuống mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở dưới đây của Luật đất đai nhé.

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền sử dụng nhà ở?

Để ủy quyền cho người khác quản lý và sử dụng nhà ở thì người ủy quyền và người được ủy quyền sử dụng nhà ở cần có giấy ủy quyền làm căn cứ đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó, giấy ủy quyền sử dụng nhà cần có những nội dung nhất định để đảm bảo được những thông tin cần thiết và quan trọng. Hiện nay, nội dung về giấy ủy quyền sử dụng nhà ở chưa được ghi nhận trong pháp luật. Tuy nhiên, giấy ủy quyền sử dụng nhà ở cần có một số nội dung sau:

– Thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: bao gồm họ và tên, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, quốc tịch, số điện thoại,… .

– Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện

– Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin về mảng đất được ủy quyền sử dụng đất bao gồm số thửa đất, hạng đất, loại đất, diện tích hoặc thông tin khác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

– Thời gian ủy quyền: Cần phải ghi rõ, cụ thể từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào.

– Phạm vi ủy quyền: toàn bộ diện tích mảnh đất hoặc một phần nào đó của diện tích phần sử dụng đất

– Quyền và nghĩa vụ của hai bên

– Có thể thỏa thuận về mức thù lao của hai bên.

Nội dung cần có trong giấy ủy quyền sử dụng nhà ở?

Hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà ở có bắt buộc phải công chứng không?

Hiện nay có nhiều giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền cần phải công chứng, chứng thực mới có hiệu lực pháp lý. Do đó, có nhiều người thắc mắc về vấn đề công chứng giấy ủy quyền sử dụng nhà ở. Vậy, hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà ở có bắt buộc phải công chứng không? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Pháp luật hiện hành chỉ quy định một số trường hợp bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền như:

– Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay.

– Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng.

Như vậy, hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà ở không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Thời hạn của giấy ủy quyền sử dụng nhà ở là bao lâu?

Sau khi ủy quyền sử dụng nhà ở, nhiều người có thể không biết là thời hạn của giấy ủy quyền sử dụng nhà ở là bao lâu? Thông thường, thời hạn của giấy ủy quyền sử dụng nhà ở sẽ do 2 bên thỏa thuân hoặc theo quy định pháp luật nếu như 2 bên không có thỏa thuận về thời hạn. Vậy, thời hạn của giấy ủy quyền sử dụng nhà ở là bao lâu? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền cụ thể như sau:

Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy, thời hạn của hợp đồng ủy quyền sử dụng nhà ở sẽ do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Tải xuống mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở

Tải xuống mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở chuẩn 2023

Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở

Khi viết giấy ủy quyền sử dụng nhà ở thì có nhiều người gặp khó khăn khi điền các thông tin vào mẫu. Các thông tin ghi tại giấy ủy quyền cần chính xác và đúng luật. Nếu bạn chưa biết viết mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở như thế nào? Hãy tham khảo hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở dưới đây của chúng tôi nhé.

(1) Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014, hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu;

(2) Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;

(3) Theo quy định tại Điều 155 Luật nhà ở năm 2014, việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn;

(4) Theo quy định tại Điều 155 Luật nhà ở năm 2014, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền;

(5) Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Mời bạn tham khảo:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu giấy ủy quyền sử dụng nhà ở chuẩn 2023″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở?

Theo Điều 157 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở như sau:
:Điều 157. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn.
2. Nội dung ủy quyền đã được thực hiện.
3. Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn.
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 158 của Luật này.
5. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà ở chết.
6. Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án.
7. Theo thỏa thuận của các bên.
:
Như vậy, một số trường hợp sẽ được phép chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định nêu trên.

Khi được ủy quyền có được ủy quyền lại cho người khác không?

Căn cứ tại Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 quy định ủy quyền lại như sau:
“Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.”
Theo đó để ủy quyền lại cho người khác trong các trường hợp:
– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Ngoài ra việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

5/5 - (1 vote)