Đất đai là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của con người, là điều kiện sống của động vật, thực vật và con người trên trái đất. Mỗi loại đất có vai trò và ý nghĩa khác nhau. Nhà nước tham gia vào mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Do vậy thì cần có những trụ sở, những cơ quan nhà nước. Vậy đất để xây dựng các trụ sở, cơ quan nhà nước hiện nay là loại đất gì và được quy định ra sao? Bài viết dưới đây Luật đất đai sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Quy định về đất xây dựng trụ sở cơ quan
Quy định về đất xây dựng trụ sở cơ quan
Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng việc tận dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Sử dụng hợp lý đất phi nông nghiệp là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Đất đai có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quy định về đất xây dựng trụ sở cơ quan
Theo quy định tại Điều 147 Luật đất đai 2013 thì chế độ sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được quy định cụ thể như sau:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.
- Việc sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Luật đất đai 2013 phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích.
Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.
- Nhà nước khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật đất đai 2013.
Đất xây dựng trụ sở cơ quan thuộc loại đất gì?
Các nhóm đất hiện nay ở nước ta đã được quy định cụ thể trong Luật đất đai 2013, bao gồm 3 nhóm chính là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó đất phi nông nghiệp, không được dùng với mục đích làm nông nghiệp lại bao gồm nhiều loại đất khác nhau. Nhà nước ta đã ban hành những quy định cụ thể về từng loại đất. Một trong số đó là đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.
Ta có thể thấy đất xây dựng trụ sở cơ quan thuộc loại đất phi nông nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng trụ sở cơ quan, nhằm phục vụ bộ máy hành chính nhà nước. Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhằm mục đích xây dựng các trụ sở, các cơ quan nhà nước, các đại sứ quán, bảo tàng, nhà văn hóa và các khu vực dành riêng cho y tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, môi trường, ngoại giao,… Với những vai trò, ý nghĩa to lớn đó, để bảo vệ và quản lý chặt chẽ loại đất phi nông nghiệp này thì tổ chức, cá nhân khi sử dụng phải tuân thủ theo các quy định pháp luật.
Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong những trường hợp nào?
Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước
- Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc;
b) Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Căn cứ theo quy định này thì trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước được đầu tư xây dựng trong những trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở làm việc hiện có không bảo đảm điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật mà Nhà nước không có trụ sở làm việc để giao và không thuộc trường hợp thuê trụ sở làm việc;
- Sắp xếp lại hệ thống trụ sở làm việc để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Luật đất đai đã trình bày các quy định pháp luật về vấn đề trên. Để biết thêm các thông tin pháp luật về đất đai hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định năm 2023 thay đổi người đứng tên sổ đỏ
- Đất nuôi trồng thủy sản lên thổ cư có được không?
- Tố cáo lấn chiếm đất công theo quy định 2023
Câu hỏi thường gặp
Điều 13 Luật Đất đai quy định đất xây dựng cơ quan nhà nước, xây dựng công trình sự nghiệp thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (hay còn gọi là đất chuyên dùng). Điều 88 Luật Đất đai quy định việc sử dụng đất xây dựng cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Theo đó, Điểm b, Khoản 1, Điều 43 Luật Đất đai quy định khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, người sử dụng đất sẽ không được bồi thường. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn là không nên mua đất công trình trụ sở cơ quan trái pháp luật
Việc đầu tư xây dựng trụ sở làm việc được thực hiện theo các phương thức sau:
Giao tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc theo mô hình khu hành chính tập trung;
Giao cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc hoặc tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng theo mô hình trụ sở làm việc độc lập.
Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc phải có đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan;
Phương thức khác theo quy định của pháp luật.