Tố cáo lấn chiếm đất công theo quy định 2023

26/07/2023 | 06:50 21 lượt xem Bảo Nhi

Tình trạng xâm phạm, lấn chiếm đất công hiện nay đang diễn ra khá phổ biến, đây được xem là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, xâm phạm, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của Nhà nước và toàn xã hội. Hành vi lấn chiếm đất công đây là hành vi vi phạm pháp luật cũng như sẽ bị xử phạt theo từng mức độ vi phạm. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tố cáo lấn chiếm đất công” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2014
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Khái niệm đất công

Không có khái niệm cụ thể để giải thích đất công là gì, tuy nhiên căn cứ vào mục đích của đất thì có thể hiểu đất công là đất do nhà nước quản lý, nhưng thực tế khác nhau rất nhiều về mục đích sử dụng. Đất công cộng là đất chỉ sử dụng vào mục đích công cộng như đường, công viên, vỉa hè, sông suối…Còn đất công có nghĩa rộng hơn, ngoài các mục đích là đất công cộng nó còn bao gồm tất cả các mục đích khác như đất xây dựng các công trình nhà nước, đất quốc phòng, đất an ninh, nghĩa trang, đất chưa sử dụng, các quỹ đất được nhà nước xác lập quản lý bằng văn bản…

Đất công là đất thuộc quyền sở hữu nhà nước và không của bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào làm bất cứ việc gì trên mảnh đất đó trừ khi có văn bản hoặc quyết định của nhà nước.

Những đặc điểm của đất công

  • Đất công do UBND sử dụng và quản lý

Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; được giao đất phi nông nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 164, khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất chưa giao, chưa cho thuê tại địa phương bao gồm đất bãi bồi, ven sông ven biển và đất chưa sử dụng thuộc địa phận xã, phường, thị trấn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Luật đất đai 2013, UBND cấp huyện quản lý đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường xuyên bị sạt lở.

Theo khoản 2 Điều 164 Luật đất đai 2013, UBND cấp tỉnh quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương.

Trường hợp, đất công bị lấn chiếm bởi người dân xây nhà thì phần đất bị lấn chiếm không nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì sẽ bị thu hồi.

  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng được coi là đất công

Mục d khoản 2 điều 10 Luật đất đai 2013 quy định:

Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;”

  • Đất công ích của xã, phường, thị trấn

Theo quy định tại điều 132 Luật đất đai 2013, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do UBND cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho nhu cầu công ích của địa phương.

Nguồn của quỹ đất nông nghiệp là đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi.

Đất công ích sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn. Nếu còn đất cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá. Thời hạn sử dụng đất với mỗi lần thuê không quá 5 năm.

Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Tố cáo lấn chiếm đất công

Tố cáo lấn chiếm đất công theo quy định 2023

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Theo đó với việc lấn chiếm đất công, khi phát hiện bất kỳ người nào cũng có thể tố cáo. Trường hợp của bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu họ xử lý hành vi vi phạm. Trong đó đơn tố cáo bao gồm các nội dung sau:

-Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;

-Tên đơn: Đơn tố cáo

-Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo;

-Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung: họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;

-Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;

-Nội dung tố cáo:

Trình bày hành vi lấn chiếm của chủ thể có hành vi vi phạm, thực hiện trong thời gian nào, diện tích lấn chiếm là bao nhiêu, đã từng được giải quyết hay chưa, hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm này là gì,…

-Đưa ra các yêu cầu cụ thể: yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng,…

-Lời cam đoan của người làm đơn;

-Chữ ký xác thực của người làm đơn;

Xử phạt hành vi lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất công

– Thực tế, có rất nhiều trường hợp việc lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất công của cá nhân, tổ chức không chỉ ảnh hưởng đến tài sản thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp liên quan của các tổ chức, cá nhân khác. Để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất thì các cấp có thẩm quyền cần phải xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với hành vi lấn, chiếm đất công sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Như vậy, trong trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép trên đó, và việc lấn chiếm, xây dựng trái phép này ngoài việc ảnh hưởng đến lợi ích chung của Nhà nước, còn ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp liên quan của họ thì các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện thủ tục tố cáo các hành vi nói trên tại Uỷ ban nhân dân cấp xã giải quyết. 

– Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 5, Khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc chiếm lấn và xây dựng trái phep trên đất công có thể bị xử lý tùy vào trường hợp vi phạm cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, trong trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: Mức xử phạt dao động từ 2.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng phụ thuộc vào diện tích đất lấn chiếm, từ 0,05 héc ta cho đến hơn 01 héc ta trở lên. 

+ Thứ hai, trong trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

+ Thứ tư, trong trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từ lĩnh vực như sau: Trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; Trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; Trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác; Trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.

Bên cạnh đó, theo quy định về xử phạt việc lấn chiếm, xây dựng trên đất công thì người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm đất của Nhà nước. Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về việc xử lý hành vi vi phạm việc lấn chiếm và xây dựng trên đất công. Điều này góp phần quan trọng trong việc bảo đảm tài sản công được sử dụng đúng mục đích là phục vụ lợi ích chung của Nhà nước và người dân. Tài sản công, đất công được đảm bảo, đồng nghĩa với việc lợi ích của cộng đồng được bảo đảm. Đồng thời, các biện pháp xử phạt mà Nhà nước đưa ra giúp tính pháp lý của Nhà nước được thể hiện rõ ràng, cao độ thông qua việc quản lý hoạt động người dân, giúp người dân hiểu được trách nhiệm của mình trong việc làm và không được làm đối với các hoạt động liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng. 

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi“Tố cáo lấn chiếm đất công”Để biết thêm các thông tin pháp luật về đất đai hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Người giải quyết tố cáo lấn chiếm đất công ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện nào?

a) Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Hồ sơ tố cáo lấn chiếm công cần chuẩn bị gì?

Một bộ hồ sơ lấn chiếm đất đai thường bao gồm các loại giấy tờ sau:
Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai
CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người tốc cáo (dùng bản sao y)
Các bằng chứng về vi phạm lấn chiếm đất trái phép của người bị tố cáo như: Video, hình ảnh kèm theo…
Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, của cơ quan chức năng xác thực cho hành vi vi phạm này.
Văn bản thể hiện tình trạng các tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất trái phép gây ra (nếu có).

5/5 - (1 vote)