Tình trạng xây dựng nhà gỗ đang “mọc” tràn lan trên đất nông nghiệp, không khó để có thể bắt gặp những căn nhà gỗ trên mảnh đất nông nghiệp đó. Khi muốn dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp cần phải dựa trên nguyên tắc mà luật đất đai đặt ra cũng như phải được cơ quan Nhà nước xem xét. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Tại Việt Nam có thể nói rằng đất nông nghiệp chiếm một phần diện tích lớn trong nguồn tài nguyên đất đai của nước ta, nó cũng đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển của kinh tế của đất nước.
Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp
Hiện nay, không có để phát hiện nhưng căn nhà gỗ trên giữa đất nông nghiệp của người dân. Xây dựng nhà gỗ trên đó cũng là nhu cầu cần thiết của một số người, những khi dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp cũng sẽ cần cấp phép cũng như việc sử dụng đất phải theo đúng mục đích mà pháp luật quy định.
Dựa theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất Đai quy định về các nguyên tắc sử dụng đất. Một trong số đó là phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đặc biệt phải đúng mục đích sử dụng đất.
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”
Như vậy, nếu xây dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp để nhằm hỗ trợ, phục vụ mục đích trồng trọt; hoặc dựng nhà gỗ để chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, … phù hợp với mục đích sử dụng đất thì việc dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp đó được phép thực hiện.
Mặt khác, nếu nhà gỗ đó được dựng lên nhằm mục đích để ở hoặc các mục đích khác không liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp thì đó là hành vi không được phép và hoàn toàn vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, nếu muốn dựng nhà gỗ, đòi hỏi người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư.
Mức phạt khi xây dựng nhà trên đất nông nghiệp mà không xin phép cơ quan Nhà nước
Pháp luật đã quy định chủ sở hữu đất phải sử dụng đất đúng với mục đích mà họ đã xin cấp quyền sử dùng đất. Khi người dân tự ý xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thì đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Khi đó sẽ bị Nhà nước xử phạt theo đúng quy định mà pháp luật đề ra trong những văn bản quy định pháp luật.
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;”
Theo đó, chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn có thể bị xử phạt theo quy định trên tùy vào loại đất và diện tích đất chuyển mục đích trái phép.
Lưu ý, hình thức và mức xử phạt đối với đất thuộc khu vực đô thị bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về chỉ giới xây dựng nhà ở năm 2023
- Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhanh
- Những loại đất nào được phép xây dựng nhà ở theo quy định 2023
Thông tin liên hệ
Luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến an phí tranh chấp đất đai. Hãy liên hệ cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trông cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trông cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Theo quy định trong luật đất đai năm 2013, đất thổ cư là đất được sử dụng để xây dựng nhà ở. Đất thổ cư được quy định thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng xây dựng các công trình khác có liên quan đến nhu cầu ở của người dân.
Theo đó, người sử dụng muốn biết đất vườn có được xây nhà tạm không phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn sang đất thổ cư. Khi hồ sơ được xét duyệt, người sử dụng sẽ được phép xây dựng nhà ở trên đất vườn.