Do giá đất luôn tăng cao khiến cho việc sở hữu một miếng đất hay một ngôi nhà trở nên khó khăn từ đó dẫn đến việc nhiều người nghĩ cách sẽ cùng nhau đồng sở hữu một mảnh đất sau đó chia ra để xây dựng nhà để ở. Từ cách làm đó đã dẫn đến việc hình thành nên văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất. Vậy văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất được viết như thế nào?
Để giải đáp câu hỏi trên của quý đọc giả, Luật đất đai xin phép giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Đồng sử dụng đất đai là gì?
Đồng sở hữu đất đai chính là việc nhiều người cùng nhau tiến hành đồng sở hữu một quyền sử dụng đất tại Việt Nam được pháp luật ghi nhận. Việc ghi nhận đồng sở hữu này được phía cơ quan ghi nhận trực tiếp lên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Trang số 01.
Theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
“2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Đồng sử dụng đất đai được ghi nhận trong sổ đỏ như thế nào?
Đồng sử dụng đất đai được ghi nhận trong sổ đỏ thường sẽ xuất hiện đối với các đối tượng là hộ gia đình, tổ chức hoặc vợ chồng. Để nhận biết đồng sở hữu khi nhìn vào sổ đỏ nếu bạn nhìn thấy cụm từ cùng sở hữu với một ai đó thì sổ đỏ đó chính là một sổ đỏ ghi nhận sự đồng sở hữu quyền sử dụng đất đai.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
d) Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
đ) Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;”
Văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất được viết như thế nào?
Nhằm giúp cho quý đọc giải có thể hoàn thành tốt nhất văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất trong lần đầu thực hiện, Luật Đất đai xin được gửi đến quý đọc giả phương pháp, cách thức hoàn thành văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Mong rằng thông qua cách thức này sẽ giúp được quý đọc giả có thể dễ dàng hoàn thành văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất.
Bước 1: Ghi nhận thời gian lập văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất.
“Hôm nay, ngày …./…./….., tại ……………………………………………….. – Chúng tôi gồm:”
Bước 2: Ghi nhận thông tin của những người có trong văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất.
“Bên thứ nhất (sau đây còn gọi là bên A): Ông (Bà)…………., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số………do ………..cấp ngày …./…../….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………………………………………….
Bên thứ hai (sau đây còn gọi là bên B): Ông (Bà)…………., sinh năm….., mang chứng minh nhân dân số………do ………..cấp ngày …./…../….., đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………………………………………….
Chúng tôi là đồng sở hữu khối tài sản là quyền sở hữu/ sử dụng toàn bộ ngôi nhà và thửa đất tại: thửa đất số…, tờ bản đồ số…….., địa chỉ:……………….. – theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số………..; Số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:………………….do…………..cấp ngày…../…../…..; Chi tiết về tài sản được thể hiện cụ thể trong……………..nêu trên.”
Bước 3: Quy định rõ và chi tiết các sự thỏa thuận đồng sử dụng đất giữa các bên.
“1 – Việc phân chia quyền sử dụng:
Toàn bộ khối tài sản trên là…….…; Quyền sử dụng ngôi nhà được chúng tôi thống nhất như sau: Bên A……………được sử dụng…………; Bên B…………. được sử dụng……….; Phần diện tích ……………. là diện tích sử dụng;
2 – Trong quá trình quản lý, sử dụng:
– Nếu hai bên cùng đồng ý chuyển nhượng toàn bộ khối tài sản đồng sở hữu nêu trên, mỗi bên sẽ được hưởng……..% tổng số tiền thu được và phải chịu trách nhiệm thanh toán ………% tổng chi phí (nếu có) từ việc chuyển nhượng nhà đất này;
– Nếu một trong hai bên muốn chuyển nhượng phần quyền sở hữu/ sử dụng của mình trong khối tài sản đồng sở hữu nêu trên, thì phải ưu tiên quyền nhận chuyển nhượng cho bên kia hoặc phải được sự đồng ý của bên kia bằng văn bản;
– Mỗi bên có quyền tặng cho hoặc lập di chúc thừa kế lại phần quyền sở hữu/ sử dụng của mình trong khối tài sản đồng sở hữu nêu trên cho vợ/ chồng hoặc con, cháu ruột thịt của mình mà không cần có sự đồng ý của bên kia bằng văn bản;”
Bước 4: Ghi nhận các cam kết của các bên đảm bảo thực hiện thỏa thuận.
“3 – Cam đoan của hai bên:
– Những thông tin về nhân thân và tài sản nêu trong Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đồng sở hữu này là đúng sự thật;
– Văn bản thỏa thuận này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;
– Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong văn bản này
4 – Cam kết chung:
– Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc lập và ký văn bản này;
– Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản này phải có sự thỏa thuận của cả hai bên và phải được công chứng tại Văn phòng công chứng…………..
– Chúng tôi đã tự đọc toàn bộ văn bản, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên;
– Văn bản này được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ ….. bản, lưu tại Văn phòng công chứng ……. bản và có giá trị kể từ thời điểm công chứng.”
Bước 5: Các bên ký tên.
Các lưu ý cần biết khi làm sổ đỏ đứng tên chung nhiều người
Việc đứng tên nhiều người trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là một công việc dễ dàng, chính thế khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, buộc người làm hồ sơ phải lưu ý rất nhiều điều, trong đó điều quan trọng nhất là phải làm sao thể hiện đầy đủ được tên của những người đồng sở hữu lên sổ đỏ.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“3. Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên trang 1 không hết thì dòng cuối trang 1 ghi “và những người khác có tên tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận này”; đồng thời tại điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận được ghi: “Những người khác cùng sử dụng đất (hoặc cùng sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất còn lại)”.
4. Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.”
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Văn bản thỏa thuận đồng sử dụng đất được viết như thế nào?″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm có thể giúp cho quý đọc giải trong các vấn đề như cấp lại Giấy chứng nhận qsd đất bị mất . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai chi tiết năm 2023
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận qsd đất bị mất
- Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2023
Câu hỏi thường gặp
Thửa đất số: ghi số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sử dụng bản trích đo địa chính (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để cấp Giấy chứng nhận thì ghi số hiệu thửa đất trên bản trích đo; trường hợp trích đo địa chính một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi “01”.
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví dụ: “Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2“.
– Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)“;
– Trường hợp thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”;
– Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.