Thảm thực vật tự nhiên trên trái đất đang ngày càng bị thu hẹp nó gây ra những ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc sống của con người một cách rõ rệt.Chính vì lẽ đó, Nhà nước ta đã có những quy định về việc trồng rừng phòng hộ để có thể chống lại những thiên tai cũng như góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng là một trong những quyền cơ bản của người chủ sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai năm 2013;
- Luật lâm nghiệp năm 2017
Khái niệm đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ là loại đất rừng được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống hiện tượng xói mòn, sạt lỡ, lũ quét, lũ ống, chống việc sa mạc hóa, hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.
Cơ quan quản lý và sử dụng đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ được giao cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác.
Theo đó, tổ chức quản lý rừng phòng hộ được tiếp tục giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng.
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định.
Ngoài ra:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
– Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng.
Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không?
“Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Đồng thời tại khoản 2 Điều 192 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện như sau:
“Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện
2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.”
Theo đó, chỉ được chuyển nhượng phần đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ sang cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
Còn về bản thân đất rừng phòng hộ thì không được phép chuyển nhượnG
Quy trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất rừng phòng hộ
Các tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cần gửi 7 bộ Hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 4 nội dung cụ thể như sau:
- Văn bản đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.
- Báo cáo đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư: Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư; Chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực thực hiện).
- Tài liệu về đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư, đầu tư công.
- Báo cáo thuyết minh, bản đồ hiện trạng rừng (tỷ lệ bản đồ 1/2.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng dưới 500 ha, tỷ lệ 1/5.000 đối với diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng từ 500 ha trở lên), kết quả điều tra rừng khu vực đề nghị quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng (diện tích rừng, trữ lượng rừng).
Khu rừng xin chuyển mục đích sử dụng phải xác định cụ thể: loại rừng, hạng rừng, chi tiết từng lô, khoảnh, tiểu khu phù hợp với quy hoạch loại rừng trên địa bàn tỉnh và các quy định về điều tra rừng hiện hành. Việc điều tra, đo đếm xác định đặc điểm tài nguyên rừng, diện tích rừng phải do cơ quan tư vấn về chuyên ngành Lâm nghiệp thực hiện.
Lưu ý:
- Đối với hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường và báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Đối với hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, những hồ sơ dự án xin đồng thời thời chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục các dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ, tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường và báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường (tổng hợp chung vào danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục các dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ của quận, huyện).
- Đối với dự án xin chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (dự án đã được thông qua Kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định cho thuê đất…), tổ chức, cá nhân (chủ đầu tư dự án) đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính (kèm theo hồ sơ về đất đai liên quan đến dự án) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng.
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra hiện trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Cách tính giá đất rừng phòng hộ
Theo quy định pháp luật hiện hành, cách tính giá đền bù đất rừng phòng hộ sau khi thu hồi chủ yếu sử dụng phương pháp hệ số điều chỉnh theo công thức:
Tổng số tiền đền bù đối với đất rừng phòng hộ = Tổng diện tích đất Nhà nước thu hồi (m2) x Giá đền bù đất (VNĐ/m2).
Trong đó:
- Giá đền bù đất (VNĐ/m2) = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.
- Khung giá đất do UBND cấp tỉnh/thành phố ban hành và được áp dụng theo giai đoạn 5 năm. Xác định chính xác vị trí mảnh đất và tra trong bảng giá đã được ban hành (có thể xin tại văn phòng địa chính địa phương) sẽ biết được mảnh đất đang được áp dụng khung giá nào.
- Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Hệ số này không được sử dụng cố định theo năm hay giai đoạn.
Hiện nay, giá đền bù đất rừng phòng hộ tại Hà Nội khi bị thu hồi dưới 1ha là 25.000 đồng/m2, thu hồi trên 1ha là 7.500 đồng/m2 và mức đền bù tối đa không vượt quá 500 triệu đồng/chủ sử dụng đất.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đất rừng phòng hộ theo quy định chi tiết 2023
- Đất rừng phòng hộ là gì theo quy định pháp luật năm 2023?
- Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển nhượng được không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi đã hiểu rõ đất rừng phòng hộ là gì, nhiều nhà đầu tư phân vân liệu có nên mua đất rừng phòng hộ hay không? Câu trả lời là nên mua đất rừng phòng hộ.
Tuy nhiên, đất rừng phòng hộ là loại đất đặc biệt, giữ vai trò và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Do đó, pháp luật hiện hành đưa ra một số hạn chế nhất định trong hoạt động chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng loại đất này. Nếu mua đất rừng phòng hộ, bạn nên lưu ý một số điều như sau:
Thứ nhất, chỉ được phép mua bán, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó mà không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống ngoài khu vực (căn cứ theo khoản 2, Điều 192, Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).
Thứ hai, mảnh đất rừng phòng hộ phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 188 Luật đất đai năm 2013: Có sổ đỏ và vẫn trong thời hạn sử dụng, đất không xảy ra tranh chấp, không bị kê biên thi hành án.
Theo pháp luật hiện hành, việc các loại đất không được thế chấp lại được quy định rải rác tại các điều khoản, bao gồm một số loại như:
+ Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
+ Đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước;
+ Các loại đất chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước; trừ trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính;
+ Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.
+ Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;
+ Đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất đang có tranh chấp về tài sản trên đất, đất đang nằm trong diện bị quy hoạch;
+ Đất không có đủ các điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất thuộc diện quy hoạch đã có quyết định thu hồi, giải toả, bồi thường;…
Như vậy, đất rừng phòng hộ là trường hợp không được thế chấp quyền sử dụng đất bởi lẽ, chuyển nhượng đất rừng phòng hộ bị giới hạn về đối tượng, phạm vi; do đó, không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.