Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển nhượng được không?

02/08/2023 | 02:01 4 lượt xem Bảo Nhi

Trên thực tế hiện nay, nhu cầu chuyển nhượng đất đối với chủ thể sử dụng đất ngày càng được diễn ra phổ biến. Cũng chính vì vậy, pháp luật Luật Đất đai đã đưa ra các quy định rất chặt chẽ có liên quan đến vấn đề chuyển nhượng đất, trong đó có loại đất nuôi trồng thủy sản. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển nhượng được không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 27/2018/TT-BTNMT
  • Luật Đất đai 2013

Khái niệm đất nuôi trồng thủy sản

Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp nên, có thể hiểu đây là đất nông nghiệp sử dụng với mục đích nuôi trồng thủy sản.

Loại đất này bao gồm ao hồ, đầm, sông ngòi, kênh rạch, đất có mặt nước ven biển, bãi bồi ven sông, bãi cát, cồn biển, đất sử dụng cho kinh tế trang trại…

Tóm lại, đất nuôi trồng thủy hải sản là đất có mặt nước nội địa.

Trong bản đồ địa chính, ký hiệu đất nuôi trồng thủy sản là NTS.

Đối tượng và điều kiện mua đất nuôi trồng thủy sản

Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được mua đất nuôi trồng thủy sản cụ thể như sau:

Một là, thỏa mãn các quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013

Theo đó, để được thực hiện giao dịch mua đất nông nghiệp thì thửa đất phải được cấp Giấy chứng nhận, không thuộc trường hợp phải kê biên để đảm bảo thi hành án/áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, còn trong thời hạn sử dụng và không có tranh chấp.

Nếu thửa đất không thể thỏa mãn toàn bộ các điều kiện trên thì không thể tham gia giao dịch chuyển nhượng.

Hai là, bên nhận chuyển nhượng không là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài

Căn cứ quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không là đối tượng được nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam. Do đó, nếu bên mua thuộc một trong hai đối tượng này thì cũng không được phép thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Ba là, không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013

Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013 liệt kê các đối tượng không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm (trồng cây ăn quả) như cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức… không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp nếu không được pháp luật cho phép.

Bốn là, nếu không là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa

Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện của chủ thể nhận chuyển nhượng đất trồng lúa là bên nhận chuyển nhượng phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Quy định về sử dụng đất nuôi trồng thủy hải sản

Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản

Theo Khoản 1, Khoản 4 Điều 129  Luật đất đai 2013 quy định, hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản cụ thể như sau :

  • Tối đa 03 ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ.
  • Tối đa 02 ha đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các khu vực khác.
  • Tối đa 05 ha đối với các cá nhân và hộ gia đình được giao nhiều loại đất bao gồm đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm, đất làm muối.

Cũng như các loại đất khác, hạn mức giao đất nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy định về hạn mức như trên.

Thời hạn sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

Theo Khoản 3 Điều 126 Luật đất đai, đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn sử dụng tính từ thời điểm giao đất, cho thuê để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản được quyết định theo đơn xin giao đất, thuê đất hoặc dự án đầu tư là không quá 50 năm.

Khi đất nuôi trồng thủy sản hết hạn thuê mà người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được phép gia hạn thêm nhưng thời gian gia hạn cũng không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm.

Nếu đất nuôi trồng thủy sản nằm trong một thửa đất mà có nhiều mục đích sử dụng thì thời hạn sử dụng đất căn cứ vào mục đích sử dụng chính.

Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển nhượng được không?

Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển nhượng được không?

Thứ nhất, chủ thể sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

+ Một là, chủ thể phải có Giấy chứng nhận, trừ một số trường hợp quy định pháp luật liên quan đến tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

+ Hai là, đất không có tranh chấp;

+ Ba là, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Bốn là, trong thời hạn sử dụng đất

Thứ hai, chủ thể sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định pháp luật, cụ thể tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất Đai 2013 đưa ra.

Thứ ba, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đất nuôi trồng thủy sản có chuyển nhượng được không”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến quy định pháp luật cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào được miễn nộp phí khi chuyển nhượng đất nuôi trồng thủy sản?

Miễn thu phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với những trường hợp tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hộ nghèo, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn

Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nào theo quy định hiện nay?

Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về nhóm đất nông nghiệp như sau:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Theo đó, đất nuôi trồng thủy sản là một trong những nhóm đất thuộc đất nông nghiệp.

5/5 - (1 vote)