Mẫu hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai năm 2023

05/05/2023 | 03:12 22 lượt xem Bảo Nhi

Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được xem như là mẫu đơn xin thông tin địa chính được yêu cầu từ người dân nhằm cung cấp dữ liệu đất đai. Để được thực hiện được những hoạt động chuyển nhượng hợp pháp của người dân khi họ cần mẫu đơn này để giúp cho người có thể mua hoặc người đang có tranh chấp có được những thông tin hữu ích về đất đai. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Thông tư 34/2014/TT-BTNMT

Khái niệm hợp đồng dịch vụ cung cấp dữ liệu đất đai

Theo Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT tổ chức, cá nhân khai thác thông tin về đất đai qua những hình thức sau:

  • Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS (chủ yếu là tra cứu văn bản quy phạm pháp luật về đất đai như Luật Đất đai, Nghị định, thông tư…);
  • Khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai (đây là hình thức chủ yếu khi muốn biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể).

Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu (Điều 14 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT).

Hợp đồng dịch vụ cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai là sự thỏa thuận giữa bên cung cấp dữ liệu và bên yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai nhằm mục đích cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai cho người yêu cầu. Tuy nhiên nhà nước sẽ không cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai đối với văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định; văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu; mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật; không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT).

Những dữ liệu về đất đai cần biết

Hệ thống thông tin đất đai rất đa dạng nhưng người dân khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (mua đất, chuyển đổi…) thì cần biết dữ liệu về một thửa đất cụ thể để tránh rủi ro. Theo phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thì danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của thửa đất gồm các thông tin sau:

– Thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ.

– Người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ.

– Quyền sử dụng đất.

– Tài sản gắn liền với đất (có tài sản gì gắn liền với đất như: Nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm)

– Tình trạng pháp lý.

– Lịch sử biến động (đã từng chuyển nhượng cho ai…).

– Quy hoạch sử dụng đất.

– Trích lục bản đồ.

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Giao dịch đảm bảo.

– Hạn chế về quyền.

– Giá đất.

Hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai

Hướng dẫn viết Hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai

Quy định năm 2023 về hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai

1 . Thông tin của người yêu cầu cung cấp thông tin đất đai

+ Với tổ chức: Ghi tên tổ chức, với tổ chức phải ghi thông tin của người đại diện (Ví dụ với công ty: Người đại diện thì căn cứ vào điều lệ của Công ty).

+ Với cá nhân: Ghi họ và tên của cá nhân người xin thông tin, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch.

2 . Danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp của thửa đất

– Ghi rõ thông tin thửa đất cần xin thông tin, gồm: Số thửa đất, địa chỉ của thửa đất.

– Nội dung thông tin cần cung cấp:

– Tùy thuộc vào mục đích người yêu cầu cung cấp thông tin mà có thể xin toàn bộ hoặc xin từng mục.

Ví dụ: Với mục đích lấy thông tin để mua đất thì cần biết thửa đất đó có “chính chủ”không? Diện tích thửa đất, tình trạng pháp lý (có thế chấp không?)… thì nên xin toàn bộ thông tin về thửa đất.

Lưu ý :

Tại ô dữ liệu thửa đất, dữ liệu người sử dụng đã bao gồm thông tin cụ thể như sau :

+ Dữ liệu thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.

+ Dữ liệu người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.

3 . Mục đích sử dụng dữ liệu

Người yêu cầu cung cấp thông tin ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu về thửa đất như: Nhận chuyển nhượng, thế chấp…

Thủ tục cung cấp thông tin đất đai

Bước 1. Nộp hồ sơ

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai (Văn phòng đăng ký đất đai được tổ chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh và có các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở các huyện) hoặc UBND cấp xã.

Bước 2. Tiếp nhận yêu cầu

– Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu.

– Công chức tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân.

– Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3. Trả kết quả

– Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

– Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Người dân được biết những giữ liệu đất đai nào?

Theo quy định người dân có quyền biết thông tin về đất đai (trừ danh mục tài liệu mật về đất đai thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an) như:
– Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
– Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
– Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
– Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
– Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Những trường hợp nào không được cung cấp dữ liệu đất đai?

Cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai trừ những trường hợp sau đây:
Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định;
Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu;
Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật;
Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

5/5 - (1 vote)