Hồ sơ thừa kế đất đai bao gồm những gì?

26/04/2023 | 03:11 7 lượt xem Anh Vân

Quyền thừa kế luôn là chủ đề nóng được nhiều người quan tâm hiện nay. Đặc biệt là vấn đề di sản thừa kế đất đai là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu đất đai. Đất đai là tài sản có giá trị lớn và có nguy cơ xảy ra tranh chấp khi chia di sản. Nếu những người thừa kế và những người không được thừa kế không hiểu hết các quy định của pháp luật thừa kế từ đó sẽ phát sinh mâu thuẫn. Nếu được hưởng di sản thừa kế đất đai thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Hồ sơ thừa kế đất đai bao gồm những gì? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu nhé.

Quy định của pháp luật về quyền thừa kế đất đai

Trường hợp có di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó, người đủ điều kiện lập di chúc theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) được quyền thể hiện ý chí mong muốn chuyển giao tài sản của mình cho bất kỳ ai bằng văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp không thể lập di chúc bằng văn bản).

Di chúc phải đảm bảo điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 627, Điều 630, Điều 631 Bộ luật dân sự 2015

Lưu ý:

– Thứ nhất, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

– Thứ hai, đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc hoặc những người khác theo quy định của pháp luật quản lý để thực hiện việc thờ cúng.

Trường hợp không có di chúc

Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể các hàng thừa kế được chia theo pháp luật như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Hồ sơ thừa kế đất đai bao gồm những gì
Hồ sơ thừa kế đất đai bao gồm những gì?

Xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế như thế nào?

Căn cứ vào Điều 1 Mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

– Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đất) mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

– Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

+ Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để UBND cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Trong trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

– Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán, khi quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì sẽ được chia di sản thừa kế.

Hồ sơ thừa kế đất đai bao gồm những gì?

Hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai

– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế

– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người thừa kế

– Giấy chứng tử của người để lại di sản

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp ).

Thời hạn niêm yết công khai là 15 ngày, nếu trong 15 ngày này không có tránh chấp từ những người đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi liên quan thì UBND cấp xã sẽ ra văn bản công nhận di sản thừa kế.

Hồ sơ đăng ký biến động (đang ký sang tên vào sổ địa chính)

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

– Văn bản về thừa kế nhà đất theo quy định (di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản án nếu có tranh chấp,…).

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Vấn đề “Hồ sơ thừa kế đất đai bao gồm những gì?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Chúng tôi luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất được quy định như thế nào?

Điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất thực hiện để lại quyền thừa kế theo di chúc (khi lập di chúc thì người sử dụng đất thể hiện ý chí của mình trong việc để lại di sản, trường hợp thừa kế theo pháp luật không thể hiện ý chí của người sử dụng đất).
Mặt khác, trường hợp lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận thì khi đó mới đủ điều kiện để công chứng hoặc chứng thực; trường hợp lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng thì người đang sử dụng đất vẫn được thể hiện ý chí của mình là để lại quyền sử dụng đất dù không có Giấy chứng nhận.
Tóm lại, điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Còn lại khi lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và thừa kế theo pháp luật chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.

Trường hợp nào không được nhận thừa kế nhà đất?

Không được thuộc các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế sau:
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

5/5 - (1 vote)