Đất rừng sản xuất là gì theo quy định pháp luật năm 2023?

05/04/2023 | 02:34 10 lượt xem Ngọc Trinh

Hiện nay có rất nhiều loại đất rừng như đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng ngập mặn, đất rừng trồng,… Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được những loại rừng này khác nhau như thế nào. Vì vậy hãy cùng với Luật đất đai đi tìm hiểu vấn đề pháp lý xoay quanh lĩnh vực này nhé. Xin mời quý khách hàng cũng như bạn đọc của Luật đất đai đến với bài viết “Đất rừng sản xuất là gì theo quy định pháp luật năm 2023?”

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013
  • Luật lâm nghiệp 2017
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Đất rừng sản xuất là gì?

Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Như vậy, cũng có thể hiểu đất rừng sản xuất là phần đất được sử dụng để trồng cây làm rừng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh cũng như nghỉ dưỡng, giải trí và cung ứng dịch vụ.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:

  • Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;
  • Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
  • Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao đất và cho thuê đất như thế nào?

Đất rừng sản xuất là loại đất rừng mà cần được Nhà nước cung cấp cho người sử dụng đất. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 135 Luật đất đai 2013 quy định như sau: Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

  • Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
  • Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
  • Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.

Đất rừng sản xuất là gì

Được phép khai thác những gì trong rừng sản xuất?

– Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

  • Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
  • Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
  • Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.

– Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên

  • Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
  • Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.

– Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên

  • Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
  • Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường

  • Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;
  • Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;
  • Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.

– Khai thác động vật rừng thông thường

  • Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;
  • Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.

– Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế thuê rừng sản xuất là gì?

Tổ chức kinh tế có những quyền sau đối với rừng sản xuất được Nhà nước cho thuê bao gồm:

  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.
  • Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
  • Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
  • Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
  • Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ công trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư.
  • Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng.
  • Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai.
  • Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng.
  • Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác.
  •  Được Nhà nước bảo đảm kinh phí đầu tư để duy trì và phát triển rừng giống theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Khai thác lâm sản trong rừng giống quốc gia theo quy định tại Điều 52 của Luật này;
  • Bán sản phẩm để tạo nguồn thu và được quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định của pháp luật về tài chính.

Bên cạnh đó, chủ rừng sản xuất cũng có những nghĩa vụ đi kèm với những quyền mà họ có được. Theo quy định tại Điều 77 Luật lâm nghiệp 2017 quy định nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất như sau:

  • Quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo Quy chế quản lý rừng, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng.
  • Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật này.
  • Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
  • Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
  • Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch duy trì và phát triển rừng giống được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thông tin liên hệ

Bài viết trên đã cung cấp mọi thông tin liên quan đến đất rừng sản xuất cũng như rừng sản xuất khi đề cập đến vấn đề “Đất rừng sản xuất là gì?”. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ đem lại kiến thức hữu ích với độc giả của Luật đất đai.

Câu hỏi thường gặp

Phát triển rừng sản xuất như thế nào?

– Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.
– Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.
– Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi nó điều kiện thích hợp.

Đất rừng sản xuất thuộc loại đất nào?

Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 10 Luật đất đai 2013.

Có được chuyển đổi mục đích sử dụng của đất rừng sản xuất không?

Trường hợp muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm nông nghiệp cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.

Đánh giá post