Điểm nổi bật của nghị định mới về chuyển mục đích sử dụng đất

04/04/2023 | 02:26 29 lượt xem Bảo Nhi

Chuyển mục đích sử dụng đất được xem là nhu cầu của người dân khi họ muốn chuyển sang mục đích khác không phải dự định ban đầu. Khi muốn chuyển mục đích thì người dân sẽ cần phải lưu ý những điều kiện mà pháp luật đã đặt ra. Cùng với đó Nhà nước cũng đã sửa đổi bổ sung thêm Nghị định mới nhằm điều chỉnh cũng như hướng dẫn rõ ràng hơn về chuyển mục đích sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nghị định mới về chuyển mục đích sử dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?

Về khái niệm chuyển mục đích sử dụng đất, Luật Đất đai 2013 không có một quy định cụ thể nào mà chỉ đề cập đến căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép và không cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó có thể đưa ra khái niệm như sau: Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điểm nổi bật của nghị định mới về chuyển mục đích sử dụng đất

Điểm nổi bật của nghị định mới về chuyển mục đích sử dụng đất

Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 68 và Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

“Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

Cách tính tiền chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình cá nhân

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao có nhà ở hoặc gắn liền nhà ở

Tiền sử dụng đất được tính bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất của 2 loại đất, cụ thể:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai 2013 sang làm đất ở;

– Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Tiền sử dụng đất được tính như sau:

Tiền sử dụng đất=50%x(Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ởTiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

*Giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở

– Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì tính tiền sử dụng đất như sau:

Tiền sử dụng đất=Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ởTiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

*Giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở

– Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở và thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp như sau:

+ Sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê.

Trường hợp này không phải nộp tiền sử dụng đất.

+ Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì tiền sử dụng đất tính như sau:

Tiền sử dụng đất=Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ởTiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại

*Giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì tính tiền sử dụng đất như sau:

Tiền sử dụng đất=Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ởTiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại

*Giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tính tiền sử dụng đất như sau:

Tiền sử dụng đất = 100% x Tiền sử dụng đất tính theo giá đất

*Giá đất được xác định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Nghị định mới về chuyển mục đích sử dụng đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý mà khách hàng cần. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép?

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm:
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở thì bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp như sau:
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng cây hàng năm sang đất ở là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu vực đô thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt thông thường.
Người vi phạm ngoài mức phạt hành chính phải nộp còn buộc khôi phục tình trạng đất lại như ban đầu.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Đánh giá post