Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai bao gồm những gì?

08/09/2023 | 10:00 148 lượt xem Anh Vân

Mục đích của việc xây dựng quy định về thống kê đất đai là nhằm tăng cường quản lý đất đai chặt chẽ hơn của đất nước dựa trên luật pháp và các quy định. Việc kiểm kê đất đai chuyên đề không được thực hiện thường xuyên như kiểm kê đất đai thông thường mà được thực hiện theo yêu cầu của nhiệm vụ quản lý đất đai trong từng thời kỳ. Vậy Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai bao gồm những gì? hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé

Thống kê đất đai được thực hiện như thế nào?

Thống kê đất đai có thể nói là biện pháp để cơ quan hành chính quản lý đất đai ghi nhận hiện trạng sử dụng đất và những thay đổi của nó một cách kịp thời, thường xuyên và cung cấp số liệu thống kê về đất đai. Nó cung cấp thông tin và dữ liệu chính xác về mặt khoa học cho quy hoạch lập pháp và quy hoạch sử dụng đất.

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa thống kê đất đai như sau: 

“Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê.”

Điều 34 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thống kê, kiểm kê như sau:

– Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề.

– Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:

+ Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

+ Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;

+ Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập 05 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai quy định tại khoản 2 Điều này.

– Việc kiểm kê đất đai chuyên đề để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.”

Thống kê, kiểm kê được thực hiện định kỳ như sau: Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai; Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.

Tại Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thời điểm và thời gian thực hiện kiểm kê đất đai như sau:

– Thời điểm thống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai).

– Thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai định kỳ hàng năm được quy định như sau:

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) triển khai thực hiện từ ngày 15 tháng 11 hàng năm (trong thời gian thực hiện phải tiếp tục tổng hợp cả các trường hợp biến động đất đai đến ngày 31 tháng 12); hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước ngày 16 tháng 01 năm sau;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trước ngày 01 tháng 02 năm sau;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 02 năm sau;

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 3 năm sau;

+ Thời gian thực hiện quy định tại các điểm b và c khoản này nếu trùng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì việc nộp báo cáo kết quả được lùi thời gian bằng số ngày được nghỉ Tết Nguyên đán theo quy định.”

Luật đất đai quy định thời điểm thống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai).

Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai bao gồm những gì

Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai

Thống kê đất đai là một trong những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện để đánh giá hiện trạng sử dụng đất, sử dụng đất và tìm hiểu hiện trạng làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch tổng thể. Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai quy định như sau:

Hồ sơ của cấp xã giao nộp gồm:

– Bảng liệt kê danh sách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai (danh sách các trường hợp biến động – 01 bộ giấy hoặc dạng số);

– Biểu số liệu thống kê đất đai (02 bộ giấy và 01 bộ số – nếu có);

– Báo cáo kết quả thống kê đất đai (01 bộ giấy);

Hồ sơ của cấp huyện giao nộp gồm:

– Biểu số liệu thống kê đất đai cấp xã (01 bộ số);

– Biểu số liệu thống kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);

– Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp huyện (01 bộ giấy và 01 bộ số);

Hồ sơ của cấp tỉnh giao nộp gồm:

– Biểu số liệu thống kê đất đai cấp xã, huyện (01 bộ số);

– Biểu số liệu thống kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);

– Báo cáo kết quả thống kê đất đai cấp tỉnh (01 bộ giấy và 01 bộ số);

Hồ sơ kết quả thống kê đất đai của các vùng và cả nước gửi Thủ tướng Chính phủ gồm:

– Biểu số liệu thống kê đất đai (dạng giấy);

– Báo cáo kết quả thống kê đất đai (dạng giấy).

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai, được quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BTNMT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn

Nguyên tắc thực hiện thống kê đất đai

Khoản 5 Điều 34 Luật Đất đai 2013 quy định trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

– Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

– Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.

Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương.

Vấn đề “Hồ sơ giao nộp kết quả thống kê đất đai bao gồm những gì?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Luật đất đai cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc về các vấn đề như Dịch vụ luật sư Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm kê đất đai?

Khoản 5 Điều 34 Luật Đất đai 2013 quy định trách nhiệm thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương.

Theo quy định của Luật Đất đai thì thống kê, kiểm kê để làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì mục đích thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm:
Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Làm cơ sở đề xuất điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.

5/5 - (1 vote)