Mẫu số 01/TB-SDDPNN: Thông báo nộp thuế nhà đất

17/04/2023 | 06:49 11 lượt xem Bảo Nhi

Khi sử dụng đất, người dân phải nộp một khoản tiền thuế nhà đất cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Khi nộp tiền thuế đất thì người dân sẽ phải tùy theo mục đích sử dụng mà căn cứ tính thuế sử dụng đất được quy định ở các mức độ khác nhau. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà đất thì phải nộp thuế sử dụng đất. Để biết chính xác số thuế đất ở phải nộp trong năm hãy xác định thì sẽ phải dựa theo hướng dẫn tính thuế sử dụng đất ở mà Nhà nước đã quy định trong pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu số 01/TB-SDDPNN: Thông báo nộp thuế nhà đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 153/2011/TT-BTC

Đối tượng chịu thuế đất ở

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 153/2011/TT-BTC đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh).

“Điều 1. Đối tượng chịu thuế

1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Mẫu số 01/TB-SDDPNN: Thông báo nộp thuế nhà đất

Hướng dẫn kê khai và nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Mẫu số 01/TB-SDDPNN: Thông báo nộp thuế nhà đất
Mẫu số 01/TB-SDDPNN: Thông báo nộp thuế nhà đất

1. Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (Mẫu số 01/SDNN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).

2. Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp (Mẫu số 03/SDNN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) dùng cho khai thuế đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần.

3. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cho diện tích trồng cây lâu năm thu hoạch một lần là 10 (mười) ngày kể từ ngày khai thác sản lượng thu hoạch.

Trường hợp trong năm có phát sinh tăng, giảm diện tích chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh tăng, giảm diện tích đất.

Trường hợp được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp cùng giấy tờ liên quan đến việc xác định miễn thuế, giảm thuế của năm đầu tiên và năm tiếp theo năm hết thời hạn miễn thuế, giảm thuế.

Thủ tục thu thuế nhà đất

Người nộp thuế phải qua các bước sau:

Bước 1: Thực hiện cấp mã số thuế:

  • Đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh: Thực hiện thủ tục cấp mã số thuế theo Luật Quản lý thuế 2006
  • Đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh: hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế là hồ sơ khai thuế phải nộp của năm đầu tiên, gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 01/TK-SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư này.

– Bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc chứng minh thư quân đội hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2:

Người nộp thuế sẽ phải nộp hồ sơ tại Chi cục thuế quận/huyện nơi có nhà đất. Căn cứ vào Điều 15 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định hồ sơ khai nộp thuế phi nông nghiệp gồm:

Trường hợp khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của năm, hồ sơ gồm có:

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho từng thửa đất chịu thuế. Mẫu số 01/TK-SDDPNN áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân.  Mẫu số 02/TK-SDDPNN áp dụng cho tổ chức, ban hành kèm theo Thông tư này ;

– Bản chụp các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Quyết định hoặc Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Bản chụp các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có).

Trường hợp khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hồ sơ gồm:

– Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.  Mẫu số 03/TKTH- SDDPNN ban hành kèm theo Thông tư này.

Bước 3: 

Căn cứ vào quy định tại Điều 17 Thông tư số 153/2011/TT-BTC, người nộp thuế sẽ phải nộp tiền thuế theo thông báo của Cơ quan thuế và phải nộp trong thời hạn được xác định như sau:

Số tiền thuế phải nộp:

Đối với hộ gia đình, cá nhân.

–        Trường hợp nộp tiền thuế hàng năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 9 Cơ quan thuế sẽ tính, lập Thông báo nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo này tới người nộp thuế.

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo nộp thuế, người nộp thuế có quyền phản hồi (sửa chữa, kê khai bổ sung). Trong vòng 10 ngày kể từ ngày, cơ quan thuế sẽ trả lời cho người nộp thuế. Nếu người nộp thuế không có ý kiến phản hồi thì phải nộp đúng với số thuế đã ghi trên Thông báo.

Thuế nhà đất

Trường hợp thuộc diện kê khai tổng hợp:
Căn cứ Tờ khai tổng hợp, người nộp thuế phải nộp ngay số thuế chênh lệch tăng thêm vào ngân sách nhà nước trong thời hạn chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm sau.
Đối với tổ chức: Người nộp thuế có trách nhiệm tính và nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thời hạn nộp tiền thuế nhà đất

Đối với thuế nộp hàng năm chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp thuế một lần hoặc hai lần trong năm. Phải hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Thời hạn nộp tiền chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp.  Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm sau.

–        Trường hợp trong chu kỳ ổn định 5 năm mà người nộp thuế đề nghị được nộp thuế một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị.

Cơ quan có thẩm quyền thu tiền thuế nhà đất

Căn cứ Khoản 4 Điều 17 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định:

“Điều 17. Nộp thuế

4. Tổ chức thu, nộp thuế:

4.1. Căn cứ thời hạn nộp thuế theo qui định, NNT thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt (nếu có) vào NSNN theo địa chỉ ghi trên Thông báo nộp thuế của cơ quan Thuế.

4.2. Đối với đất ở của các hộ gia đình, cá nhân, Chi cục Thuế có thể ủy nhiệm cho UBND cấp xã thực hiện thu thuế của NNT. Phạm vi ủy nhiệm, trách nhiệm của cơ quan thuế và đơn vị ủy nhiệm thu thực hiện theo qui định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4.3. Sau khi nhận tiền thuế từ người nộp thuế, cơ quan thuế hoặc tổ chức/cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế phải cấp biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu qui định ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo mẫu quy định của Bộ Tài chính cho người nộp thuế.

4.4. Cơ quan thuế phải theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.”

Người nộp thuế phải nộp thuế tại địa chỉ ghi trên Thông báo của Cơ quan nộp thuế. Đối với đất ở của các hộ gia đình, cá nhân, Chi cục Thuế có thể ủy nhiệm cho UBND cấp xã thực hiện thu thuế của NNT.

Công thức tính thuế nhà đất

Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất ở được xác định theo công thức sau:

Số thuế phải nộp (đồng)=Số thuế phát sinh (đồng)Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó,

Số thuế phát sinh=Diện tích đất tính thuếxGiá của 1m2 đất (đồng/m2)xThuế suất %

Như vậy, để tính được số thuế phát sinh cần phải biết được 03 yếu tố: Diện tích đất tính thuế, giá của 1m2 đất và thuế suất.

Diện tích đất ở tính thuế

Diện tích đất ở tính thuế bao gồm cả trường hợp đất ở sử dụng vào mục đích kinh doanh.

– Trường hợp 1: Người nộp thuế có nhiều thửa đất ở trong phạm vi một tỉnh thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở thuộc diện chịu thuế trong tỉnh.

– Trường hợp 2: Nếu đất đã được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích ghi trên Sổ đỏ; Trường hợp diện tích đất ở ghi trên Sổ đỏ nhỏ hơn diện tích đất thực tế sử dụng thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng.

– Trường hợp 3: Nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất mà chưa được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế đối với từng người nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng của từng người nộp thuế đó.

– Trường hợp nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng trên một thửa đất đã được cấp Sổ đỏ thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất ghi trên Sổ đỏ.

Giá của 1m2 đất ở tính thuế

Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.

Lưu ý:

+ Trong chu kỳ 05 năm có sự thay đổi về người nộp thuế (ví dụ: mua bán, tặng cho) hoặc phát sinh các yếu tố làm thay đổi giá của 1m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1m2 đất cho thời gian còn lại của chu kỳ.

+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ.

+ Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lấn, chiếm thì giá của 1m2 tính thuế là giá đất theo mục đích đang sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại địa phương.

– Trường hợp UBND cấp tỉnh đã quy định cụ thể cách xác định giá đất làm căn cứ tính thuế đối với thửa đất nằm trên nhiều vị trí khác nhau thì thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Thuế suất

Với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần) như sau:

Bậc thuếDiện tích tính thuế (m2)Thuế suất (%)
1Diện tích trong hạn mức0,03
2Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức0,07
3Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức0,15

Áp dụng theo phương pháp biểu thuế lũy tiến từng phần để tính thuế phải nộp được minh họa qua ví dụ sau:

Ông A có 1 thửa đất ở là 200 m2, hạn mức đất ở HN là 90 m2, giả sử giá 1m2 tính thuế là 40.000.000 đồng.

Số thuế sử dụng đất ở của Ông A được tính như sau:

– Bậc 1: Tiền thuế với diện tích đất trong hạn mức = 0,03% (90m2 x 40.000.000 đồng) = 1.080.000 đồng

– Bậc 2: Tiền thuế với phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức = 0,07% (110m2 x 40.000.000 đồng) = 3.080.000 đồng.

– Bậc 3: Tiền thuế với phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức: Không có.

Tổng số thuế sử dụng đất ở phải nộp = 1.080.000 đồng + 3.080.000 đồng = 4.160.000 đồng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu số 01/TB-SDDPNN: Thông báo nộp thuế nhà đất” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký, khai, tính và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?

Việc dăng ký, khai, tính và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 8 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 như sau:
– Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất.
Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, người nộp thuế có thể thực hiện việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Ủy ban nhân dân xã. Cơ quan thuế tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình.
– Trường hợp người nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích tính thuế là tổng diện tích các thửa đất ở tính thuế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế được quy định như sau:
+ Người nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất;
+ Người nộp thuế được lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Trường hợp có một hoặc nhiều thửa đất ở vượt hạn mức thì người nộp thuế được lựa chọn một nơi có thửa đất ở vượt hạn mức để xác định diện tích vượt hạn mức của các thửa đất.
Giá tính thuế được áp dụng theo giá đất của từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại nơi có thửa đất.
Người nộp thuế lập tờ khai tổng hợp theo mẫu quy định để xác định tổng diện tích các thửa đất ở có quyền sử dụng và số thuế đã nộp, gửi cơ quan thuế nơi người nộp thuế đã lựa chọn để xác định hạn mức đất ở để nộp phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và số thuế đã nộp.

Những đối tượng nào được miễn thuế nhà đất?

Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp dùng cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; đất làm muối; đất trồng cây hằng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm
Đất nông nghiệp của các đối tượng:
Cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, công nhận đất dùng để sản xuất nông nghiệp, nhận chuyển quyền sử dụng 
Cá nhân, hộ gia đình là thành viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, lâm trường viên, nông trường viên đã nhận bàn giao đất của hợp tác xã.
Lâm trường viên, nông trường viên bao gồm: công nhân, viên chức, cán bộ đang làm việc 
Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Đất của dự án đầu tư tại nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dự án đầu tư nằm trong lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; đất doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là bệnh binh, thương binh
Đất dùng để thực hiện xã hội hóa với các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, giáo dục, văn hóa, môi trường, thể thao.

5/5 - (1 vote)