Quy định 2023 đất nuôi trồng thủy sản là loại đất gì

02/08/2023 | 02:04 23 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay, vấn đề khai thác, nuôi trồng thủy sản đang được nhiều người dân quan tâm trong đó có việc sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của mọi người cũng ngày càng đạt được những thành quả nhất định. Những sản phẩm thu được từ việc làm đất nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò vô cùng quan trongj đối với việc tạo nên nguồn thu nhập chung của kinh tế Việt Nam. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất nuôi trồng thủy sản là loại đất gì” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Khái niệm đất nuôi trồng thủy sản

– Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Ngay trong khái niệm đã thể hiện rõ mục đích sử dụng của đất nuôi trồng thủy sản là sản xuất, nuôi trồng thủy sản.

– Hiện nay, việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta ngày càng phát triển theo hướng tích cực. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân ngày càng đạt được những thành quả nhất định. Số lượng thủy sản nước ngọt, nước lợ của nước ta ngày càng tăng cao. Các sản phẩm thu được từ việc nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò vô cùng lớn đối với việc tạo nên nguồn thu nhập chung của kinh tế Việt Nam. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam có thêm đa dạng sản phẩm thủy sản do người dân trực tiếp nuôi trồng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, thủy sản nước ta ngày càng có xu hướng vươn xa ra nước ngoài. Theo thống kê, số lượng sản phẩm thủy sản mà nước ta xuất khẩu ngày càng tăng. Điều này giúp thu về cho nước ta nguồn lợi nhuận tương đối lớn. Sản phẩm thủy sản của nước ta đảm bảo về chất lượng, giúp tạo uy tín về thương hiệu trên thị trường quốc tế. Sự phát triển ngày càng rõ rệt của ngành nuôi trồng thủy sản giúp ta thấy được giá trị đặc biệt quan trọng của nhóm ngành này đối với sự phát triển chung của nền kinh tế.

Đất nuôi trồng thủy sản là loại đất gì?

Quy định 2023 đất nuôi trồng thủy sản là loại đất gì

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; 

Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Từ quy định trên thì đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại đất nông nghiệp.

Vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản và đất nuôi trồng thủy sản

– Nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng trọng việc phát triển đời sống người dân, cũng như sự đi lên của nền kinh tế nước nhà. 

+ Nuôi trồng thủy sản là công việc, hoạt động tạo nguồn thu nhập của người lao động. Người dân ở những địa điểm có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản sẽ tiến hành hoạt động sản xuất với nhóm ngành này. Hằng năm, hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn thu nhập cho rất nhiều người lao động. Qua hoạt động nuôi trồng thủy sản, người dân sẽ có công ăn việc làm, có nguồn thu nhập. Tình trạng đói nghèo ở những địa phương có hoạt động ngành nghề này cũng giảm đáng kể. Thậm chí, có những cá nhân trở thành “trùm thủy sản” từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. 

+ Nuôi trồng thủy sản là một trong những nhóm ngành chính trong thành phần GDP, góp phần to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Cùng các loại hình công nghiệp, nông nghiệp trồng lúa nước, thương mại,.. nuôi trồng thủy sản đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu rõ ràng về sự phát triển chung; kinh tế nước ta không ngừng đi lên.

– Để có thể tạo lập nên những nền tảng giá trị thủy sản lớn mạnh, đất nuôi trồng thủy sản là cơ sở cốt lõi để sản xuất và nuôi trồng. Về cơ bản, đất nuôi trồng thủy sản là loại đất mang những đặc tính riêng biệt. Tại đây, nguồn đất này giúp sinh vật, thủy sản sinh sống và phát triển. Đất nuôi trồng thủy sản giúp nuôi dưỡng nguồn thủy sản. Đây là nguồn sống, cung cấp chất dinh dưỡng để thủy sản sinh sôi và phát triển.

– Không phải ở địa phương nào cũng có thể nuôi trồng thủy sản. Chỉ khi đảm bảo những yêu cầu nhất định về điều kiện sống, phát triển của thủy sản thì loại đất đó mới được xem là môi trường để nuôi dưỡng chúng. Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên nguồn thủy sản phong phú, đa dạng, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ và rõ ràng về đất nuôi trồng thủy sản. Bao gồm mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hạn mức sử dụng đất.

Quy định về sử dụng đất nuôi trồng thủy hải sản

Đối với đất có mặt nước nội địa

Trên thực tế ở một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã sử dụng một cách linh hoạt loại đất này bằng cách dùng diện tích đất có mặt nước để nuôi tôm xuất khẩu, nuôi cá lồng, cá bề kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm đưa lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đất.

Điều 139 Luật Đất đai 2013 quy định về việc sử dụng loại đất này như sau:

– Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp.

Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp.

– Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Đối với đất có mặt nước ven biển

Đây là diện tích đất có mặt nước ở những vùng ven biển được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối. Khác với đất có mặt nước nội địa, loại đất này thường tập trung ở vùng ven biển nên ngoài mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp còn có thể khai thác sử dụng vào mục đích làm muối, sản uất lâm nghiệp như trồng và bảo vệ rừng phòng hộ chắn sóng, …

* Cơ chế sử dụng đất có mặt nước ven biển:

Luật Đất đai 2013 đưa ra cơ chế sử dụng loại đất này tương đối chặt chẽ như sau:

– Đất có mặt nước ven biển được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, phi nông nghiệp.

– Việc sử dụng đất có mặt nước ven biển theo quy định sau đây:

+ Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Bảo vệ đất, làm tăng sự bồi tụ đất ven biển;

+ Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan;

+ Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.

– Giao, cho thuê đất có mặt nước ven biển:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì Việc cho thuê đất có mặt nước ven biển thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 58 của Luật Đất đai, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cho thuê đất, thu hồi đất có mặt nước ven biển: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Đất đai. Việc xác định thẩm quyền của UBND nào phụ thuộc vào đối tượng được cho thuê đất, diện tích đất được thuê.

Trường hợp dự án đầu tư sử dụng mặt nước biển trong khu vực biển từ 03 hải lý trở ra tính từ đường mép nước biển thấp nhất tính trung bình nhiều năm thì thẩm quyền cho thuê mặt biển thực hiện theo quy định của pháp luật về biển.

– Thời hạn cho thuê đất có mặt nước ven biển:

Theo quy định tại ĐIều 5 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì Thời hạn cho thuê đất có mặt nước ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của người thuê đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất nhưng phải đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và quy hoạch ngành có liên quan (nếu có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 50 năm.

Lưu ý: Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Đất nuôi trồng thủy sản là loại đất gì”Để biết thêm các thông tin pháp luật về đất đai hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Đất nuôi trồng thủy sản có được chuyển mục đích sử dụng đất?

Quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;
Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, do đất nuôi trồng thủy sản thuộc loại đất nông nghiệp nên sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy định.

Thời gian chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở trong bao lâu?

Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều xác định thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày hoặc không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế  –  xã hội khó khăn.
Tuy vậy, chủ sở hữu đất cũng nên chú ý rằng, thời gian được nêu trên được tính kể từ này cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ và không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; không tính thời gian mà chủ sử dụng đất hoàn thành các nghĩa vụ tài chính hay xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Vì vậy, nếu thửa đất của bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hay phải đo đạc lại thì thời gian chuyển sẽ lâu hơn.

5/5 - (1 vote)