Bỗng dưng bị chiếm nhà thì làm sao?

29/11/2023 | 09:28 14 lượt xem Tài Đăng

Chào Luật sư hiện nay quy định về việc bảo vệ tài sản của bản thân như thế nào? Trước đây tôi có mua nhà ở chung cư, có giấy tờ và được công chứng hợp đồng đàng hoàng. Tuy nhiên khi tôi dọn vào ở được 3 tháng thì lại có đám người lại đuổi tôi đi. Họ nói họ mới là chủ nhà hợp pháp, nếu muốn được ở yên ổn thì phải trả cho họ một số tiền. Tôi cảm thấy sự việc này quá vô lí nên định báo với công an để giải quyết. Vậy hiện nay nếu như bỗng dưng bị chiếm nhà thì nên làm gì? Cách giải quyết nếu bỗng dưng bị chiếm nhà là gì? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Bỗng dưng bị chiếm nhà chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Bỗng dưng bị chiếm nhà thì làm sao?

Hiện nay có một số trường hợp người dân mua được nhà giá rẻ, sau đó lại bị người đến quấy phá và chiếm nhà. Vậy đây có phải là thủ đoạn lừa đảo hay có băng nhóm tổ chức hay không? Cần chú trọng đến những vấn đề gì khi quyết định mua nhà? Nếu bị hàng xóm lấn đất ranh giới thì xử lý như thế nào? Bỗng dưng bị chiếm nhà thì cách giải quyết được chúng tôi tư vấn là:

 Theo quy định của Luật cư trú và nghị định hướng dẫn, được hiểu là nơi được sử dụng nhằm mục đích để ở, thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu, không phụ thuộc vào việc chủ sở hữu có ở đó hay không.

Đồng thời, pháp luật cũng không có bất cứ quy định nào bắt buộc chủ sở hữu phải ở trong nhà thì nhà đó mới được xem là chỗ ở hợp pháp.

Điều kiện “thường xuyên sinh sống” chỉ được áp dụng để xác định nơi thường trú của công dân, không thể áp dụng điều kiện này để xác định đó có phải là chỗ ở hợp pháp của công dân hay không.

Do đó, việc các cơ quan tố tụng nhận định người mua chưa ở ngày nào nên không được xem là chỗ ở hợp pháp, từ đó không khởi tố vụ án, là không có cơ sở, trái với tinh thần của Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác quy định thế nào?

Nếu như nhà ở, nơi ở của bạn là hợp pháp thì không có chủ thể nào có quyền được xâm phạm. Luật cũng bảo vệ quyền được tôn trọng chỗ ở của công dân. Cụ thể nếu như ai có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác mà đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì còn có thể bị xử lý hình sự. Hiện nay Bộ luật hình sự quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

Hiện nay, tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm, nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.

Bỗng dưng bị chiếm nhà thì làm sao?

Dấu hiệu của tội xâm phạm chỗ ở được quy định ra sao?

Để biết được một người có xâm phạm chỗ ở người khác hay không, có phạm tội không thì cần xem xét đến cấu thành tội phạm, hay còn gọi là dấu hiệu của tội phạm. Để biết nhiều hơn về từng mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể của tội này, mời bạn đọc tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết:

+ Dấu hiệu đối tượng tác động của tội phạm:

Đối tượng tác động của tội phạm này là chỗ ở của người khác. Chỗ ở của người khác được hiểu là nơi ở hợp pháp thường xuyên hoặc tạm trú, cố định hoặc di động. Nếu nơi ở hợp pháp đó là nhà thì có thể là toà nhà nhiều tầng, nhưng cũng có thể chỉ là căn hộ, thậm chí chỉ là một phần của căn hộ hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ: Đây là dạng hành vi khác ngoài hai dạng hành vi đã phân tích ở trên, nhưng có tính chất tương tự như hai dạng hành vi này.

– Xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lí hợp pháp. Ví dụ: Xâm nhập chỗ ở của người khác bằng cách lợi dụng người chủ của căn nhà đi công tác, người phạm tội đã tự ý phá khoá vào ở…

Khi xem xét hành vi khách quan của tội này cần chú ý phân biệt với những hành vi khách quan sau để giúp cho việc định tội được chính xác:

– Nếu người phạm tội có những hành vi như dùng vũ lực, đe doạ sẽ dùng vũ lực hay có những thủ đoạn gian dối… nhằm chiếm đoạt nhà của người khác thì tuỳ thuộc vào hành vi khách quan mà người phạm tội đã thực hiện để định tội danh theo các điều tương ứng tại Chương XVI (Các tội xâm phạm sở hữu).

– Nếu người phạm tội có hành vi như phá khoá hoặc có những thủ đoạn khác như mượn chia khoá vào xem nhà chưa được bán cho ai rồi ở luôn thì không cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác mà cấu thành tội vi phạm các quy định về quản lí nhà ở (Điều 343 BLHS).

+ Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Chủ thể nhận thức hành vi xâm phạm chỗ ờ của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

Hình phạt tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo Bộ luật Hình sự thế nào?

Hiện nay nhiều người quan tâm đến mức phạt, khung hình phạt của tội xâm phạm chỗ ở. Đây là một tội danh cụ thể được quy định tại điều 158 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Và những khung hình phạt dành cho người có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 158 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

“ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;

c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;

d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bỗng dưng bị chiếm nhà thì làm sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khám trái phép chỗ ở của công dân là hành vi gì?

Khám trái phép chỗ ở của công dân: Là hành vi lục soát, tìm kiếm người, đồ vật, tài sản,… trong phạm vi chỗ ở của người khác mà không được pháp luật cho phép như: Không có lệnh khám xét chỗ ở, hay mạc dù có lệnh nhưng lệnh đó không hợp pháp hoặc không thực hiện đúng thủ tục khám xét…

Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ có bị luật nghiêm cấm không?

Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ: Là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác nhằm buộc người khác ra khỏi nơi họ đang ở. Hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ có thể được thực hiện bởi cả những người không có chức vụ, quyền hạn và người có chức vụ, quyền hạn.
Ví dụ: Tranh chấp thừa kế, tranh chấp trong trong quan hệ thuê nhà, mượn nhà…

Xử phạt hành chính xâm phạm chỗ ở của người khác bao nhiêu tiền?

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xâm phạm chỗ ở người khác mà chỉ quy định ở một số hành vi được mô tả trong các Điều, khoản sau:
– Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng với hành vi:
c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
(Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng với hành vi:
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 vote)