Theo quy định 2023 đất rừng sản xuất có thế chấp được không?

24/07/2023 | 02:42 13 lượt xem Bảo Nhi

Tại Việt Nam diện tích đất rừng sản xuất chiếm phần lớn mang nó cũng đã lại hiệu quả kinh tế cho người dân, nhà nước. Đất rừng sản xuất được nhà nước giao cho người dân khi sử dụng đất có thu tiền hay cũng có thể không thu tiền sử dụng đất và nó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất rừng sản xuất có thế chấp được không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 102/2017/NĐ-CP

Khái niệm đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của Pháp Luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.

Đất rừng sản xuất có thế chấp được không?

Theo quy định 2023 đất rừng sản xuất có thế chấp được không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ hoặc các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Đất rừng sản xuất là bất động sản là một loại tài sản nên để biết đất rừng sản xuất có được thế chấp không, ta cần xem xét các quy định về thế chấp với quyền sử dụng đất.

Theo điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân, bao gồm:

– Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;

– Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;

– Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;

– Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;

– Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Như vậy, nhà nước công nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất nên người sử dụng rừng sản xuất có quyền thế chấp nếu đáp ứng các điều kiện về thế chấp.

Căn cứ điều 135 luật Đất đai 2013, đất rừng sản xuất chỉ được giao tối đa cho mỗi hộ gia đình không được vượt quá 30 ha. Trong những trường hợp được giao thêm thì sẽ không vượt quá 25 ha. Loại đất rừng sản xuất thuộc đất giao lại từ nhà nước có thời gian ổn định lâu dài.

Điều kiện vay thế chấp đất rừng sản xuất

Theo điều kiện chung để thế chấp tại khoản 1 điều 188 luật đất đai 2013, người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Điều kiện đất/nhà ở thế chấp:

– Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp theo khoản 1 điều 168 luật đất đai 2013, cụ thể:

+ Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.

+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất (thời hạn giao đất và thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo Điều 126 Luật Đất đai 2013 về Đất sử dụng có thời hạn).

– Đối với đồng bằng thì diện tích không quá 150 ha

– Đối với trung du, miền núi thì diện tích không quá 300 ha

Ngoài ra còn phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:

– Người vay là cá nhân có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc từ 15 tuổi – chưa đến đủ 18 tuổi và không bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự; nếu là pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự.

– Vay vốn nhằm mục đích hợp pháp

– Phương án sử dụng vốn khả thi

– Khách hàng bắt buộc phải có khả năng tài chính để trả các khoản nợ đã vay của ngân hàng.

Do đó, khi vay vốn bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất thì cả điều kiện về tài sản và điều kiện về người vay đều phải đáp ứng điều kiện của ngân hàng.

Thủ tục thế chấp đất rừng sản xuất

– Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a;

– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

– Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp:

  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
  • Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.

Các bước đăng ký thế chấp đất rừng sản xuất thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối, Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.

– Sau khi ghi vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận thì chứng nhận nội dung và thời điểm đăng ký vào Phiếu yêu cầu đăng ký.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất rừng sản xuất có thế chấp được không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Có được xây nhà ở tại đất rừng sản xuất không?

Hiện nay, việc sử dụng đất rừng sản xuất để xây nhà thì bạn phải làm các thủ tục chuyển đổi theo quy định của nhà nước về mục đích sử dụng. Thủ tục chuyển đổi thì việc đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ ( gồm các đơn có liên quan và sổ đỏ ). Nộp hồ sơ tại văn phòng có thẩm quyền như Phòng Tài nguyên và môi trường. Sau đó sẽ được tiến hành thẩm định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thời gian thực hiện trong vòng 15 ngày, nếu được phép tiến hành chuyển và đóng phí theo yêu cầu. Ở những khu vực xa xôi, miền núi,…. thì thời gian có thể kéo dài 25 ngày.

Đất rừng sản xuất có được cấp sổ đỏ/ sổ xanh hay không?

Để được cấp sổ xanh hoặc sổ đỏ người sử dụng đất rừng sản xuất cần đảm bảo các điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép và phải đóng các khoản phí, lệ phí như sau:
Lệ phí địa chính: Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế của từng địa phương
Tiền sử dụng đất: Tùy vào trường hợp sẽ xem xét mức nộp tiền sử dụng đất, căn cứ vào Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
Lệ phí trước bạ: được tính bằng (mức thu lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành) x (mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ, đối với nhà, đất là 0,5%)
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: <1500đ/m2
Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: <7.500.000đ/hồ sơ

5/5 - (1 vote)