Đặt cọc đây là biện pháp bảo đảm nhưng lại không bắt buộc thực hiện, nếu như những bên mua bán đất có nhu cầu thì có thể sử dụng mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất, cùng với đó theo quy định về mức phạt cọc, cam kết của các bên có liên quan. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Chủ thể của hợp đồng đặt cọc mua đất
Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc là những người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; ngoài ra bên nhận đặt cọc phải là chủ thể có quyền sử dụng đất để đảm bảo việc sẽ xác lập, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên đặt cọc.
Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc, lừa dối, gây hiểu nhầm để xác lập giao dịch.
Nội dung của hợp đồng đặt cọc mua đất
Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm: các nội dung trong hợp đồng đặt cọc thường bao gồm:
- Tài sản đặt cọc (ví dụ: tiền: 100 triệu đồng)
- Thời hạn đặt cọc (ví dụ: 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng)
- Mục đích đặt cọc: để thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Quyền , nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
- Xử lý tiền đặt cọc khi thực hiện hợp đồng chính: ví dụ: khoản tiền đặt cọc sẽ được trừ cho việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng hoặc trả lại cho bên đặt cọc khi các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất…
- Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc (ví dụ: nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.)
- Phương thức giải quyết tranh chấp…
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp
Hướng dẫn viết mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp
Để có thể soạn thảo chính xác nội dung giấy đặt cọc mua đất, cần nắm chắc nội dung hợp đồng, quy định của pháp luật với các điều khoản liên quan. Cụ thể:
- Về thông tin của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc: Ghi đầy đủ, chính xác thông tin về Họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước) và hộ khẩu thường trú.
- Về đối tượng hợp đồng: Ghi số tiền đặt cọc (đơn vị tính là tiền Việt Nam), ngoài ra, theo quy định của luật Dân sự thì tài sản đặt cọc có thể là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (vàng…).
- Về thông tin thửa đất:
- Khi lập hợp đồng đặt cọc bên mua yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để kiểm tra và ghi đầy đủ thông tin về thửa đất được chuyển nhượng như diện tích, số thửa, số tờ bản đồ để ghi vào hợp đồng;
- Loại đất: Căn cứ vào Sổ đỏ để ghi loại đất: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp không phải đất ở…
Ngoài ra, lưu ý về thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất.
Trường hợp có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận không?
Nếu không có thì phải kiểm tra hiện trạng thực tế nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Về tiền cọc và phương thức đặt cọc: Cần ghi rõ thông tin số tiền cọc theo hợp đồng đặt cọc mua bán đất và thỏa thuận tiến độ thanh toán tiền cọc.
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên: Cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo thỏa thuận để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đặt cọc, hướng tới đảm bảo mục tiêu giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Về xử lý tiền đặt cọc (điều khoản phạt hợp đồng): Các bên cần thỏa thuận rõ về việc xử lý tiền đặt cọc như thế nào khi hợp đồng không thực hiện được và việc phạt cọc nếu có bên vi phạm.
Thủ tục mua bán đất nông nghiệp
Bước 1: Đặt cọc mua bán hoặc chuyển nhượng đất nông nghiệp
Nội dung của Hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp bao gồm những thông tin cơ bản như sau:
- Thông tin bên bán, thông tin bên mua và thông tin người làm chứng (nếu có);
- Thông tin mô tả về đất gồm vị trí đất ghi trên sổ đỏ, mã số sổ đỏ, diện tích đất, tài sản trên đất…;
- Giá tiền mua bán đất nông nghiệp, số tiền đặt cọc, thời gian và hình thức thanh toán, thời gian cụ thể các đợt thanh toán tiếp theo;
- Thời gian hai bên ký thỏa thuận hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng nông nghiệp
- Các thỏa thuận khác như: Bên chịu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí công chứng, giá trị đền bù nếu không thực hiện đúng hợp đồng…
Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Bước ký kết này sẽ được thực hiện tại Văn phòng công chứng địa phương, thuộc nơi có đất ruộng giao dịch. Theo đó, các bên cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau đây:
Bên bán cần chuẩn bị:
- Bản gốc Sổ hộ khẩu; bản gốc thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu;
- Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);
- Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do Tòa án phán quyết, các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc, …
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Bên mua cần chuẩn bị:
- Bản gốc Sổ hộ khẩu; bản gốc thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);
- Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);
Nộp hồ sơ thủ tục mua bán đất nông nghiệp và yêu cầu công chứng tại Văn phòng công chứng
Hai bên tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng công chứng kèm phiếu yêu cầu công chứng, sau đó chờ công chứng viên check lại hồ sơ hoặc phát hành hồ sơ. Nếu giấy tờ chuẩn bị đủ và đảm bảo các điều kiện cũng như mẫu hợp đồng mua bán đất nông nghiệp thì bên bán và bên mua sẽ lần lược ký vào 3 Bản Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Công chứng viên ký tên, đóng dấu và ghi lời chứng vào hợp đồng.
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai
Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai
- Việc nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai có thể nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã. Hồ sơ cần có: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng; Đơn xin đăng ký biến động (theo mẫu); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những giấy tờ tùy thân bao gồm: CCCD/CMND, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện một số công việc sau
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thời gian giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ
- Trường hợp đối với vùng sâu vùng xa thì thời gian giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc;
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn xin thuê đất nông nghiệp, kinh doanh
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở 2023
- Quy định về thu hồi đất nông nghiệp để đấu giá năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất nông nghiệp” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Tìm hiểu kĩ thông tin của chủ sở hữu mảnh đất
Xác minh thực tế diện tich đất và mốc giới đất
Lựa chọn hợp đồng mua bán đất nông nghiệp phù hợp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, nếu bên dự định mua giao tiền cho bên có đất nhưng không thỏa thuận là đặt cọc hoặc chỉ có giấy biên nhận tiền nhưng trong giấy đó không ghi là đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc.
Trường hợp chỉ có giấy biên nhận tiền (trong đó không có từ nào là đặt cọc) thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Nếu đưa một khoản tiền mà không thỏa thuận là đặt cọc thì khi đó được coi là “tiền trả trước”. Về bản chất trả trước là một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trường hợp các bên không chuyển nhượng đất thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:
– Bên đưa tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
– Nếu bên nhận tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, người dân cần hết sức lưu ý vấn đề này vì rất nhiều trường hợp trên thực tế muốn phạt cọc bên còn lại nhưng không có thỏa thuận đặt cọc thì không xử lý được.