Thu hồi đất khi người dân hiến đất như thế nào?

05/01/2024 | 09:43 101 lượt xem Tài Đăng

Hiện nay với mục đích để phát triển hạ tầng của đất nước cũng như để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân thì rất nhiều các công trình công cộng cũng như tuyến đường cần được xây dựng. Để thực hiện được điều này thì cần có một quỹ đất khá lớn để xây dựng những công trình này. Ngoài quỹ đất công của nhà nước thì rất nhiều diện tích đều được thu hồi lại của người dân. Vậy thì việc “Thu hồi đất khi người dân hiến đất” hiện nay được pháp luật quy định ra sa?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiến đất được quy định ra sao trong Luật

Vì lợi ích chung của xã hội cũng như vì lợi ích của bản thân thì rất nhiều cá nhân đã tự nguyện hiến đất (tức là tặng cho quyền sử dụng đất) của mình cho Nhà nước khi Nhà nước cần xây dựng các tuyến đường giao thông hay các công trình công cộng phục vụ cho đời sống của nhân dân. Vậy thì việc hiến đất này được quy định ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tuy trong các văn bản pháp luật không có quy định về việc “hiến đất” song việc tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng đã được ghi trong Luật Đất đai.
Tổng cục Quản lý đất đai, cho biết, pháp luật về đất đai hiện hành không quy định việc người dân “hiến” một phần đất để làm đường hoặc công trình công cộng mà quy định việc hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì được tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước;

tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 95 của Luật Đất đai đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất thì thuộc trường hợp đăng ký biến động đất đai và trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động thông tin đất đai, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Trình tự, thủ tục thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Theo đó, “Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định. Sau khi hoàn thành xây dựng công trình công cộng trên đất được tặng cho, Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ vào văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất để đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho toàn bộ diện tích đất đã cấp Giấy chứng nhận thì thu hồi Giấy chứng nhận để quản lý”.
Như vậy, pháp luật về đất đai đã có quy định cụ thể đối với trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì trên cơ sở văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và hiện trạng sử dụng đất, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thông báo cho người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để xác nhận thay đổi.
Trường hợp người sử dụng đất đã tặng cho một phần diện tích của thửa đất để làm phục vụ xây dựng các công cộng nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai thì cần căn cứ vào hồ sơ cụ thể, thời điểm thực hiện việc tặng cho (nhưng chưa thực hiện đúng thủ tục theo quy định) để giải quyết tiếp việc chỉnh lý biến động trong hồ sơ địa chính và xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp việc tặng đảm bảo quy định của pháp luật thì diện tích của người sử dụng đất được xác định sau khi đã thực hiện việc chỉnh lý biến động đối với phần diện tích đã tặng cho.

Thu hồi đất khi người dân hiến đất

Thu hồi đất khi người dân hiến đất

Câu hỏi: Chào luật sư, nhà tôi nằm ở một vùng quê ven biển tại tỉnh Nghệ An, vừa qa thì chỗ tôi có quyết định sẽ được hỗ trợ để xây dựng một tuyến đường giao thông đi qua, trong đó thì một phàn dinej tivchs đất của gia đình tôi cũng nằm trên cung đường này nên bố mẹ tôi quyết định hiến phần đất đó để làm đường, vậy thì không biết là việc thu hồi đất khi người dân hiến đất ra sao ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Theo Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định về việc thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất như sau:

“1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, nhà nước thu hồi đất khi người dân tự nguyện trả lại đất (hiến đất), có quyết định thu hồi rồi người dân không còn quyền sử dụng đất nữa.

 Thẩm quyền thu hồi đất do người dân tự nguyện hiến đất

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì việc người sử dụng đất hiến đất cho Nhà nước để xây dựng các công trình thì sẽ phải được thực hiện theo quy định về trình tự thủ tục cũng như thẩm quyền để thu hồi đất do người dân tự nguyện hiến đất, theo đó thẩm quyền thu hồi đất này như sau:

Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

Theo đó, người dân tự nguyện hiến đất để làm đường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Vấn đề Thu hồi đất khi người dân hiến đất đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Vì vậy, nếu Quý khách hàng có vướng mắc về bài viết hoặc những vấn đề pháp lý liên quan, hay liên hệ với Luật đất đai để được hỗ trợ.

Câu hỏi thường gặp: 

Hiến đất để làm đường nhưng sau một thời gian không còn sử dụng con đường đó nữa thì người dân phải làm hồ sơ gì để có được quyền sử dụng mảnh đất đó?

Hồ sơ xem tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
“1. Người xin giao đất, thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ các giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;
2. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định giao đất, cho thuê đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm:
a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất (Mẫu số 02) hoặc dự thảo quyết định cho thuê đất (Mẫu số 03) ban hành kèm theo Thông tư này.”
Vì do trong trường hợp này đất đã được thu hồi nên người dân không có quyền gì đối với mảnh đất trên. Vì vậy, muốn có lại mảnh đất trên thì phải làm hồ sơ xin giao lại mảnh đất trên. Hồ sơ theo thủ tục theo quy định trên.

Thủ tục hiến đất làm đường theo quy định ra sao?

Để hiến đất làm đường, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể thủ tục, trình tự như sau:
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng/Phòng công chứng).
Bước 2: Thực hiện xây dựng công trình công cộng (đường, nghĩa trang liệt sĩ…) trên đất được tặng cho.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai căn cứ vào:
– Văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận.
– Hiện trạng sử dụng đất.
Sau khi đo đạc, chỉnh lý biến động, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo cho người sử dụng đất nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác nhận sự thay đổi trong diện tích đất.
Riêng trường hợp người sử dụng đất, cá nhân, hộ gia đình tặng cho toàn bộ quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để quản lý.

5/5 - (1 vote)