Khi sử dụng đất đai thì có nhiều nguyên nhân có thể là, phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất như tranh chấp giữa cơ quan nhà nước và người sử dụng đất, tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau. Việc xác định đối tượng tranh chấp và giải thích ý nghĩa của khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quyết định trong việc xác định chủ thể, trình tự, thủ tục giải quyết. Một trong những vấn đề đó là xác định thẩm quyền. Vậy Tòa án cấp nào giải quyết tranh chấp đất đai? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Tòa án cấp nào giải quyết tranh chấp đất đai?
Các quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai và các vấn đề có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai vẫn còn nhiều điều người chưa biết, ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp, gây lãng phí thời gian của các bên. Do vậy việc tìm hiểu về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai rất quan trọng.
Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; - Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; - Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy, người dân có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trong các trường hợp:
- Nếu có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;
- Nếu không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án giải quyết tranh chấp;
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi có tranh chấp đất đai
Khi có tranh chấp đất đai xảy ra thì chủ sở hữu đất hợp pháp cần có những chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất của mình là đúng theo quy định. Một trong các Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi có tranh chấp đất đai đó là:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tòa án cấp nào giải quyết tranh chấp đất đai”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về thuê luật sư tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định đất hợp pháp là đất đủ điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất bao gồm:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Không đủ điều kiện cấp sổ đỏ lần đầu.
Bị từ chối hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ.
Không được thế chấp quyền sử dụng đất.
Ảnh hưởng đến quyền lợi khi xác định lại diện tích.
Ngoài ra, theo Điều 166 Luật Đất đai 2013 còn quy định thêm quyền chung của người sử dụng đất hợp pháp bao gồm:
Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Do đó, đất tranh chấp không được sang nhượng hay thực hiện bất kỳ quyền nào của người sử dụng đất hợp pháp cho đến khi giải quyết xong tranh chấp.
Thủ tục sau theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Bước 1: Bạn nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải cho các bên tranh chấp trong thời gian không quá 45 ngày.
Bước 2: Sau khi hết thời hạn 45 ngày mà hai bên tranh chấp không thể hòa giải được với nhau thì có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành, rồi có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền như sau: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Bước 3: Sau khi có kết quả cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp đất đai: Biên bản hòa giải thành của cơ quan có thẩm quyền hoặc có Quyết định/ Bản án của Tòa án. Trong trường hợp, gia đình bạn được Tòa án chấp thuận mảnh đất đồi đang sử dụng là đất của gia đình bạn.