Trường hợp nào không được bồi thường về đất ở khi thu hồi?

21/05/2024 | 02:38 100 lượt xem Tài Đăng

Luật Đất đai năm 2024 đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 01 năm 2024 và sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Luật này bao gồm nhiều quy định mới về quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có các quy định cụ thể về những trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Điều này có nghĩa là, trong một số tình huống nhất định, khi Nhà nước cần thu hồi đất để phục vụ cho các dự án công cộng hoặc các mục đích khác của quốc gia, người dân sẽ không nhận được khoản bồi thường cho phần đất bị thu hồi. Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết Trường hợp nào không được bồi thường về đất ở khi thu hồi dưới đây:

Từ năm 2025, nhà nước sẽ thu hồi đất trong trường hợp nào?

Thu hồi đất là một quá trình mà trong đó Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất từ những cá nhân hoặc tổ chức đã được Nhà nước trao quyền sử dụng. Quyết định thu hồi đất có thể diễn ra vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do chính là khi người sử dụng đất vi phạm các quy định pháp luật về đất đai, chẳng hạn như sử dụng đất sai mục đích, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai, hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Nhà nước sẽ thu hồi đất của người dân khi xây chợ, khu vui chơi công cộng, công trình quốc phòng an ninh, trụ sở sở chính quyền, hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp nước, năng lượng.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 đã liệt kê cụ thể và mở rộng nhiều trường hợp nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc gia công cộng và quốc phòng – an ninh.

32 trường hợp thu hồi đất phát triển kinh tế – xã hội

– Xây dựng công trình giao thông, gồm: cao tốc, đường ôtô, đường trong đô thị, đường nông thôn kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người, điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để ôtô; bến phà, bến xe, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt; nhà ga đường sắt; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, hàng hải; công trình hàng không; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

– Xây dựng công trình thủy lợi, gồm: đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, hồ chứa nước, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng.

Trường hợp nào không được bồi thường về đất ở khi thu hồi?

– Xây dựng công trình cấp nước, thoát nước, gồm: nhà máy nước; trạm bơm nước; bể, tháp chứa nước; tuyến ống cấp nước, thoát nước; hồ điều hòa; công trình xử lý nước, bùn, bùn cặn kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng.

– Xây dựng công trình xử lý chất thải, gồm: trạm trung chuyển; bãi chôn lấp rác; khu liên hợp xử lý, khu xử lý, cơ sở xử lý chất thải, chất thải nguy hại kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng.

– Xây dựng công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng, gồm: nhà máy điện và công trình phụ trợ; đập, kè, hồ chứa nước, đường dẫn nước phục vụ cho nhà máy thủy điện; đường dây truyền tải điện và trạm biến áp; công trình kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng thuộc phạm vi nhà máy điện; hệ thống chiếu sáng công cộng.

– Xây dựng công trình dầu khí, gồm: giàn khai thác, công trình phục vụ khai thác, xử lý dầu khí, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy chế biến khí, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; kho chứa dầu thô, kho chứa, trạm bơm xăng, dầu, khí, hệ thống đường ống dẫn, hành lang bảo vệ an toàn công trình để bảo đảm an toàn kỹ thuật; công trình kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng.

– Xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, gồm: nhà, trạm, cột ăng ten, cột treo cáp, cống, bể, ống cáp, hào, tuy nen kỹ thuật và công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan khác để lắp đặt thiết bị phục vụ viễn thông và thiết bị được lắp đặt vào đó để phục vụ viễn thông; trung tâm dữ liệu; kể cả hành lang bảo vệ an toàn các công trình để bảo đảm an toàn kỹ thuật mà không được sử dụng vào mục đích khác; hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi và điểm phục vụ bưu chính; điểm bưu điện – văn hóa xã; công trình kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, bảo dưỡng.

– Xây dựng chợ dân sinh, chợ đầu mối.

– Xây dựng công trình tín ngưỡng, gồm: đình, đền, am, miếu và công trình tín ngưỡng hợp pháp khác.

– Xây dựng công trình tôn giáo, gồm: trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất; trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo; tượng đài, bia, tháp và công trình tôn giáo hợp pháp khác.

– Xây dựng khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng, gồm: công viên, vườn hoa, bãi tắm và khu vực dành cho vui chơi giải trí công cộng khác; công trình hội họp và hoạt động khác phù hợp với phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư ở địa phương.

– Xây dựng trụ sở cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức khác được nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên.

– Xây dựng trụ sở hoặc văn phòng đại diện của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

– Xây dựng cơ sở văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, gồm: trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, cung văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc; công trình di tích; công trình có tính biểu trưng, nghệ thuật, cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, nhà bảo tàng, nhà triển lãm, thư viện, cơ sở sáng tác văn học, cơ sở sáng tác nghệ thuật, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, trụ sở của đoàn nghệ thuật; công trình mở rộng, cải tạo, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích; cơ sở văn hóa khác do nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động.

– Xây dựng cơ sở y tế, dịch vụ xã hội được nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động, gồm: khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y tế dự phòng; dân số; kiểm nghiệm; kiểm chuẩn, kiểm định; giám định y khoa; giám định pháp y; sản xuất thuốc; sản xuất thiết bị y tế; trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội; trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội; trung tâm điều dưỡng người có công; cơ sở trợ giúp trẻ em; cơ sở tham vấn, tư vấn chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần; cơ sở cai nghiện ma túy; cơ sở nuôi dưỡng người già, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

– Xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo được nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động, gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

– Xây dựng cơ sở thể dục, thể thao do nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động, bao gồm: khu liên hợp thể thao, trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao; sân vận động, cơ sở thi đấu, tập luyện các môn thể thao.

– Xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ do nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động, gồm: tổ chức nghiên cứu, phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ; tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; công viên khoa học, công nghệ; bảo tàng khoa học; hệ thống chuẩn đo lường.

– Xây dựng cơ sở ngoại giao, gồm: trụ sở các đại sứ quán, lãnh sự quán, văn phòng đại diện của các tổ chức ngoại giao nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ có chức năng ngoại giao; cơ sở ngoại giao đoàn do nhà nước quản lý.

– Xây dựng công trình sự nghiệp về xử lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, khí tượng, thủy văn, đăng kiểm, kiểm dịch động vật, thực vật.

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang, trừ trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất; xây dựng nhà công vụ; đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư; dự án tái định cư.

– Dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu công nghệ cao; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu công nghệ thông tin tập trung; khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu phi thuế quan trong khu kinh tế.

– Dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung có quy mô lớn, tập trung đồng bộ về kết cấu hạ tầng dùng chung từ khâu sản xuất đến chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản phục vụ trên phạm vi liên huyện, liên tỉnh hoặc liên vùng; dự án trồng, bảo tồn gen cây thuốc để phát triển dược liệu y học cổ truyền.

– Thực hiện hoạt động lấn biển.

– Hoạt động khai thác khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, kể cả hạng mục công trình phục vụ cho việc khai thác, chế biến khoáng sản và hành lang bảo vệ an toàn cho việc khai thác.

– Dự án vùng phụ cận các điểm kết nối giao thông và các tuyến giao thông có tiềm năng phát triển.

– Thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị; dự án khu dân cư nông thôn.

– Nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu giữ tro cốt.

– Dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

– Xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ vận hành, khai thác, sử dụng công trình ngầm.

– Dự án đã được Quốc hội, Thủ tướng chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.

– Dự án khác cần thu hồi đất thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng mà không thuộc các trường hợp nêu trên, Quốc hội sẽ bổ sung theo trình tự rút gọn.

Trường hợp nào không được bồi thường về đất ở khi thu hồi?

Thu hồi đất là một quá trình mà trong đó Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất từ những cá nhân hoặc tổ chức đã được Nhà nước trao quyền sử dụng. Quyết định thu hồi đất có thể diễn ra vì nhiều lý do khác nhau, mỗi lý do đều nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đai được quản lý một cách hợp lý và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Một trong những lý do chính dẫn đến việc thu hồi đất là khi người sử dụng đất vi phạm các quy định pháp luật về đất đai. Điều này bao gồm các hành vi như sử dụng đất sai mục đích ban đầu, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất, hoặc gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh.

Luật Đất đai năm 2024 được Quốc Hội thông qua ngày 18 tháng 01 năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, quy định các trường hợp không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi như sau:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 107 của Luật này.

Khoản 1 Điều 107 Luật Đất đai năm 2024:

“1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất quy định tại Điều 96 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hằng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật này;

d) Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích do Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

e) Diện tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức quy định tại Điều 176 của Luật này.

2. Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý quy định tại Điều 217 của Luật này.

“Điều 217. Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý

1. Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý là đất chưa giao, chưa cho thuê hoặc đã được giao đất để quản lý, bao gồm:

a) Đất sử dụng vào mục đích công cộng;

b) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối, ao, hồ, đầm, phá;

c) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;

d) Đất có mặt nước chuyên dùng;

đ) Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;

e) Đất do Nhà nước thu hồi và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất quản lý;

g) Đất do Nhà nước thu hồi và giao Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trong các trường hợp tại điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 82; khoản 2 Điều 82 tại khu vực nông thôn; khoản 5 Điều 86; điểm e khoản 2 Điều 181 của Luật này;

h) Đất giao lại, chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao khi không có nhu cầu sử dụng đất thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và quy định của pháp luật có liên quan;

i) Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;

k) Đất chưa sử dụng.

2. Cơ quan, tổ chức của Nhà nước được giao quản lý quỹ đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm quản lý, bảo toàn diện tích đất được giao quản lý; việc sử dụng quỹ đất nêu trên thực hiện theo chế độ sử dụng đất tương ứng theo quy định của Luật này”.

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 81, khoản 1 và khoản 2 Điều 82 của Luật này.

“Điều 81. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.

3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.

4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.

5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.

6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

8. Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

9. Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng”.

Khoản 1, 2 Điều 82:

“1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật bao gồm:

a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bị giải thể, phá sản hoặc bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người nhận thừa kế sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự;

c) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn sử dụng đất;

d) Thu hồi đất trong trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

đ) Thu hồi đất trong trường hợp đã bị thu hồi rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

2. Người sử dụng đất giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất và có đơn tự nguyện trả lại đất).

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 96 của Luật này.

Khoản 3 Điều 96: “3. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Vấn đề “Trường hợp nào không được bồi thường về đất ở khi thu hồi?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Vì vậy, nếu Quý khách hàng có vướng mắc về bài viết hoặc những vấn đề pháp lý liên quan, hay liên hệ với Luật đất đai để được hỗ trợ.

Câu hỏi thường gặp: 

UBND Tỉnh thu hồi đất trong trường hợp nào?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

UBND Huyện thu hồi đất trong trường hợp nào?

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

5/5 - (1 vote)