Để có thể sử dung tối đa công dung của đất đai thì người sử dụng đất cũng như Nhà nước cần biết cách sử dụng đất hợp lý cũng như cải tạo đất đai. Sử dụng đất hợp lý cũng như cải tạo đất đai la vấn đề quan trọng của Nhà nước và người dân. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam hiện đang được Nhà nước nước cũng như người dân quan tâm. Vậy, vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam năm 2023 ra sao? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Đất đai là gì?
Đất đai là một vật quen thuộc đối với chúng ta, bởi đất đai rất rộng lớn và quan trong đối với nhiều lĩnh vực trên thực tế như nông nghiệp, kinh doanh bất động sản, nhà ở,… Theo đó, pháp luật có quy định hầu hết các lĩnh vực xing quanh đất đai. Vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam thì đất đai là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đất đai qua nội dung dưới đây nhé.
Dưới góc độ pháp lý, đất được các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận là bất động sản. Tất cả mọi hoạt động liên quan đến đất đai trong phạm vi lãnh thổ mỗi quốc gia đều phải thực hiện theo pháp luật nội bộ của quốc gia đó.
Tại Việt Nam, Luật Đất đai 2013 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Đất đai được phân loại thành 3 nhóm:
– Đất nông nghiệp: Là loại đất được sử dụng với mục đích như trồng lúa, trồng cây hàng năm/lâu năm, nuôi trồng thủy hải sản, …;
– Đất phi nông nghiệp: Là loại đất được sử dụng với mục đích xây dựng nhà ở, xây dụng các khu công nghiệp,…;
– Đất chưa sử dụng: Là loại đất chưa được quy hoạch, xác định sử dụng vào mục đích nhất định.
Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
Đất có ý nghĩa rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển của con người. Tuy nhiên, hiện nay đất bị sử dụng lãng phí cũng như chưa khai thác và sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó, đất đai hiện nay ít được cải tạo, do đó gây sụt giảm về sản phẩm nông nhiệp cũng như kinh tế. Có thể thấy vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam đang rất đáng để tâm.
Dưới đây là một số vấn đề về sử đất ở Việt Nam
Một là, đất đai là tư liệu sản xuất cho các ngành
Đất là một trong những tư liệu sản xuất mang tính quyết định đến sự tồn tại, phát triển của ngành nông nghiệp, xây dựng… Đất dùng để trồng cây, trồng lúa, cây lương thực, thực phẩm, cây lấy gỗ…(các sản phẩm của ngành nông nghiệp). Đất cũng là tiền đề để xây dựng các công trình như đường, cầu, cống, trường học,… Ngoài ra, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như làm gốm, ngành nghề hàng không dân dụng, quân sự…hầu hết phải vận hành nhờ vào giá trị sử dụng của đất đai.
Hai là, là nguồn tài nguyên mang lại giá trị cao cho con người
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, nếu việc sử dụng đất không được quy hoạch, hoạch định và thực hiện hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của từng khu vực, từng vùng, từng quốc gia, vùng lãnh thổ, từng vùng khí hậu.
Ngoài việc là nguồn tài nguyên phục vục cho các ngành khác thì đất cũng có một số ngoại mang giá trị kinh tế cao, ví dụ như đất hiếm là loại tài nguyên mang giá trị cao; đất sét dùng để làm gốm…
Ba là, đảm bảo có đủ diện tích để làm nơi ở cho con người
Một trong những lý do để phải sử dụng hợp lý nguồn đất là bởi vì với dân số thế giới ngày càng tăng, việc có đất để xây nhà sẽ ngày càng giảm. Do vậy, nếu không sử dụng hợp lý đất thì không đủ chỗ để xây dựng nhà cho con người có thể ở.
Bốn là, đảm bảo cân bằng môi trường sống cho các loài
Các loài động, thực vật và cả con người cần phải có không gian, điều kiện sống phù hợp, nếu môi trường, không gian sống bị thu hẹp hoặc mất cân bằng thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt thức ăn, đồ uống, thực phẩm và có thể dẫn đến diệt vong.
Năm là, có đất sẽ đảm bảo có nguồn lương thực cho loài người
Ngũ cốc, nhiều loại cây trồng, vật nuôi…phục vụ cung cấp thức ăn chính cho con người được hình thành từ việc trồng trọt trên đất. Nếu không có đất thì khó có thể cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho con người.
Như vậy, trên đây là những vấn đề cho thấy phải sử dụng hợp lý đất đai.
Sử dụng biện pháp nào để cải tạo và bảo vệ đất đai
Bên cạnh việc sử dụng đất thì việc cải tạo đất cũng cần được quan tâm. Ngoại trừ những loại đất có độ phì nhiêu cao thì phần lớn đất cần phải được cải tạo để sử dụng hiệu quả hơn. Vậy, sử dụng biện pháp nào để cải tạo và bảo vệ đất đai? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất đai nhé.
Có những biện pháp cải tạo và bảo đất đai như sau:
– Cày sâu cuốc kỹ kết hợp bón phân hữu cơ:
Biện pháp này áp dụng cho loại đất có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu.
Mục đích của biện pháp là làm tăng bề dày của lớp đất canh tác, chống việc gốc cỏ dại chưa được làm sạch hết cũng như làm sạch những gì còn sót lại của vụ mùa trước. Nhờ vậy, đất đai được tơi xốp, thoáng khí và độ phì nhiêu cũng tăng lên.
– Làm ruộng bậc thang ở những nơi có địa hình đồi núi: Biện pháp này giúp hạn chế dòng nước chạy, giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi cũng như giữ lại dinh dưỡng cho đất.
– Lrồng xen canh cây phân xanh với cây công nghiệp ở những nơi có đất dốc, đất cần được cải tạo để tăng độ che phủ đất và hạn chế chống xói mòn.
– Bón vôi cho đất chua: Đây là biện pháp không chỉ để giảm độ chua của đất, cung cấp canxi mà còn làm cho bộ rễ của cây được phát triển tốt hơn.
– Rửa phèn cho đất thông qua cách cày nông, bừa sục, giữ và thay đổi nước thường xuyên.
Như vậy, tùy từng loại đất và mục đích khác nhau để sử dụng biện pháp thích hợp nhất nhằm cải tạo và bảo vệ đất.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam năm 2023 ra sao?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp nhu cầu dùng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ khi mua bán viết tay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
– Có chính sách pháp luật thúc đẩy quá trình sử dụng đất phù hợp với trình độ kinh tế, điều kiện khí hậu, mục tiêu phát triển kinh tế;
– Phân loại đất, có kế hoạch sử dụng đất rõ ràng, phù hợp cho từng phạm vi lãnh thổ cụ thể;
– Đánh giá được hiện trạng, các vấn đề còn tồn tại, từ đó có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
– Luật hóa những hành vi làm hủy hoại, mất giá trị sử dụng của đất;
– Có phương án, chính sách pháp luật để việc xử lý rác, xử lý chất thải, sử dụng nguồn nước ngầm, chống sạt lở, xói mòn…đất bảo đảm tăng độ phì nhiêu cho đất
*Biện pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp:
– Cày sâu, bừa kỹ, cung cấp, bổ sung đầy đủ, kịp thời các chất dinh dưỡng cho đất;
– Thau chua, rửa mặn, giảm độ phèn đối với các vùng đất có tính chất bạc màu;
– Có biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất;
– Trồng cây phù hợp với đất;
– Vừa canh tác, sử dụng vừa có biện pháp làm tăng độ phì nhiêu cho đất;
– Tăng cường sử dụng các chất sinh học, vi sinh học có lợi cho đất;
*Biện pháp sử dụng hợp lý đất phi nông nghiệp:
– Quy hoạch cụ thể, rõ ràng khu vực sử dụng đất với mục đích phi nông nghiệp;
– Đánh giá đúng mức độ tác động của công trình đối với đất để có các biện pháp chống sụt lún, sạt lở hoặc ảnh hưởng đến các vật chất trong lòng đất;
– Có phương án phục hồi, xử lý những tác động của công trình với đất khoa học, phù hợp quy định pháp luật;