Tại một số địa phương hiện nay, nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đất lấn chiếm từ rất lâu và đã xây dưng nhà ở trên mảnh đất đó. Hiện nay có những mảnh đất lấn chiếm phải thu hồi để phục vụ các mục đích xã hội, kinh tế, quốc phòng,… của Nhà nước. Do đó, nhiều người có thắc mắc rằng xây nhà trên đất lấn chiếm có được đền bù không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.
Đất lấn chiếm khi bị thu hồi có được bồi thường không?
Có nhiều mảnh đất hiện nay đang được sử dụng là đất lấn chiếm. Có thể một số mảnh đất lấn chiếm sắp bị Nhà nước thu hồi, điều này gây đến nhiều lo lắng đến người đang sử dụng đất bị lấn chiếm. Điều được quan tâm nhất đó là đất lấn chiếm khi bị thu hồi có được bồi thường không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.
Theo quy định, việc thu hồi đất bị lấn chiếm vẫn có thể được đền bù bồi thường về đất nếu thỏa mãn điều kiện đã được cấp sổ đỏ hoặc đủ điều kiện được cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp. Dưới đây là điều kiện đối với các khoản được bồi thường khi đất lấn chiếm bị thu hồi.
Khoản được đền bù, bồi thường | Điều kiện được đền bù, bồi thường |
Đền bù về đất | – Đã có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp; – Không là đất thuê trả tiền thuê hàng năm; – Trường hợp riêng: Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp được sử dụng từ trước 1/7/2004, không có sổ đỏ hoặc không đủ điều kiện cấp sổ đỏ (khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013); |
Đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại | – Đất sử dụng với mục đích nông nghiệp; – Hoặc không đủ điều kiện được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại Điều 76 Luật Đất đai 2013; |
Bồi thường về cây trồng, vật nuôi, nhà ở/công trình xây dựng khác trên đất | Nếu phải di dời, thu hoạch sớm hoặc bị tháo dỡ, phá bỏ thì được bồi thường tùy thuộc thiệt hại phát sinh |
Bồi thường thiệt hại nếu bị ngừng sản xuất, kinh doanh | Nếu Nhà nước thu hồi đất mà dẫn đến việc hộ gia đình, cá nhân phải ngừng sản xuất kinh doanh, phát sinh thiệt hại thì được bồi thường |
Xây nhà trên đất lấn chiếm có được đền bù không?
Hiện nay, nhiều mảnh đất lấn chiếm đã được người dân sử dụng để xây nhà. Do đó, khi nhà nước thu hồi đất tì người sử dụng đất lấn chiếm rất lo lắng về căn nhà của mình. Bởi nhà ở là một tài sản có giá trị lớn, mà người dân phải tích góp rất lâu mới có thể xây dựng, sở hữu. Vậy, xây nhà trên đất lấn chiếm có được đền bù không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.
Việc bồi thường thu hồi đất đối với người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận tại Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ – CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi, cụ thể như sau:
“Điều 13. Bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:
Khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất.
Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng tiền thì số tiền bồi thường phải trừ khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.”
Như vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân không có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất nhưng có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể được bồi thường về đất.
Bên cạnh đó, hộ gia đình, cá nhân cần có các giấy tờ chứng minh chi phí các tài sản, công trình xây dựng và hoa màu gắn liền với đất để được hưởng đền bù. Ngoài ra, sẽ được nhà nước hỗ trợ thêm chi phí tháo dỡ và di chuyển tài sản.
Xây nhà trên đất lấn chiếm được đền bù như thế nào?
Nếu hộ gia đình, cá nhân có đất lấn chiếm bị nhà nước thu hồi đủ điều kiện được bồi thường, đền bù về đất và tài sản gắn liền với đất. Mức đền bù nhà ở, công trình gắn liền với đất đã được nhà nước quy định cụ thể. Vậy, xây nhà trên đất lấn chiếm được đền bù như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được mức đền bù xây nhà trên đất lấn chiếm nhé.
Nếu muốn đền bù, bồi thường về tài sản gắn liền với đất, cây trồng, vật nuôi trên đất thì phải có thiệt hại về tài sản trên đất hoặc phải di chuyển, thu hoạch cây trồng, vật nuôi trên đất;
Theo quy định, lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không, pháp luật quy định như sau:
– Đất lấn chiếm vẫn có thể được đền bù bồi thường về đất nếu đã có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ hoặc thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013;
– Ngoài việc được đền bù, bồi thường bằng tiền, người sử dụng đất còn có thế được đền bù bồi thường về tài sản nếu có thiệt hại về tài sản hoặc phải bán, di dời cây trồng, vật nuôi trên đất;
Mức bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng khác như sau:
+ Bằng giá trị của nhà ở, công trình mới xây dựng nếu bị thu hồi toàn bộ công trình hoặc phần còn lại không đảm bảo tiêu chuẩn để ở;
+ Hoặc theo thiệt hại thực tế nếu không là trường hợp nêu trên;
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Xây nhà trên đất lấn chiếm có được đền bù không năm 2023?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý làm sổ đỏ nhà chung cư. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền thu hồi đất bị lấn chiếm thuộc về UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh nơi có đất.
Căn cứ quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền thu hồi đất cụ thể được phân chia như sau:
– UBND cấp huyện: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– UBND cấp tỉnh: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích ở xã, phường, thị trấn; người sử dụng đất là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cơ sở tôn giáo, hoặc tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Đặc biệt, đối với trường hợp có cả đối tượng thu hồi đất thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh có quyền thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Thu hồi đất bị lấn chiếm được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, các trường hợp người sử dụng đất lấn chiếm bị thu hồi gồm:
– Người sử dụng đất lấn, chiếm đất sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng;
– Lấn, chiếm đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
– Đất lấn chiếm sử dụng cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng;
– Lấn chiếm đất chưa sử dụng theo quy định của pháp luật;