Hiện nay, vùng đất ngập nước của Việt Nam đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái đất ngập nước đang bị đe dọa, chủ yếu là nguy cơ suy thoái các hệ sinh thái vùng triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và các loài sinh vật biển. Thủy sản có giá trị kinh tế cao. Vì vậy nước ta có biện pháp đó là thành lập khu bảo tồn. Vậy Thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia là cơ quan nào? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu nhé
Vùng đất ngập nước là gì?
Vùng đất ngập nước có thể hiểu là vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có thể là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn,…. Pháp luật có giải thích về vùng đất ngập nước như sau:
Căn cứ khoản 8 Điều 2 Nghị định 66/2019/NĐ-CP định nghĩa về vùng đất ngập nước như sau:
6. Khu bảo tồn đất ngập nước là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích đất ngập nước chiếm tỷ lệ từ 50% diện tích của khu bảo tồn trở lên.
8. Vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 06 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất.
Một vùng đất được xác định là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia phải đáp ứng được ít nhất một trong các tiêu chí sau:
(1) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái liên tỉnh hoặc quốc gia;
(2) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu hoặc 05 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc của 10.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên;
(3) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái của một vùng liên tỉnh hoặc quốc gia;
(4) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với quốc gia.
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia
Các vùng đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên vì chúng có thể lọc các chất độc hại, lưu trữ carbon giúp chống lại tác động của biến đổi khí hậu. Giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia cần đáp ứng một số điều kiện. Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 66/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để thành lập khu bảo tồn đất ngập nước như sau:
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:
- Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:
- Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.

Thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia
Khi thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia, một trong vấn đề quan tâm đó là thẩm quyền thành lập. Về thẩm quyền lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia thì sẽ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.
Hồ sơ thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia
Nhận thức được vai trò quan trọng như vậy nên rất nhiều dự án thành lập khu bảo tồn. Khi muốn thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia cần chuẩn bị một bộ hồ sơ thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia. Một bộ hồ sơ gồm có:
– Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn;
– Dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 66/2019/NĐ-CP;
– Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;
– Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Vấn đề về “Thẩm quyền thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Hợp thửa đất vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng như sau:
Chính sách đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng
Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm:
a) Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước;
b) Đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar; các mô hình sinh kế bền vững tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước và mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.
Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phục hồi các sinh cảnh, môi trường sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;
b) Bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim di cư, chim nước thuộc các vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Chuyển đổi các sinh kế bền vững về môi trường và hài hòa với thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Theo Điều 3 Nghị định 66/2019/NĐ-CP thì việc bảo tồn vùng đất ngập nước quốc gia cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Công tác bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước phải được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia.
(2) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo tồn vùng ngập nước quan trọng cần tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước.
(3) Phải đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.