Hướng dẫn trích lục hồ sơ nguồn gốc đất chuẩn quy định 2023

07/11/2023 | 10:11 36 lượt xem Trà Lý

Một số thông tin về đất đai hiện nay sẽ được cung cấp cho người dân nếu có yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Do đó, một số người có nhu cầu trích lục hồ sơ nguồn gốc đất, tuy nhiên có thể chưa nắm được cách thực hiện thủ tục trích lục hồ sơ nguồn gốc đất như thế nào? Nếu bạn đang gặp khó khăn khi thực hiện trích lục hồ sơ nguồn gốc đất, hãy tham khảo hướng dẫn trích lục hồ sơ nguồn gốc đất chuẩn quy định 2023 dưới bài viết này của Luật đất đai nhé.

Nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa gì?

Nguồn gốc đất có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng đất trong một số thủ tục liên quan đến đất đai như cấp sổ đỏ lần đầu,… Ngoài ra, khi biết được nguồn gốc sử dụng đất thì người sử dụng đất có thể thực hiện được đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy, nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa như thế nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa như sau:

Thứ nhất, giúp Nhà nước và người dân biết rõ được quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đang sử dụng được hình thành từ đâu.

Ví dụ:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nguồn gốc là “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất” sẽ biết được nguồn gốc của thửa đất là Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất (Nhà nước cấp GCNQSDĐ đối với đất không có nguồn gốc do Nhà nước giao, cho thuê).

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nguồn gốc sử dụng là “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất” thì giúp biết được thửa đất này là do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thứ hai, giúp người sử dụng đất nắm được một số quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ: Nguồn gốc trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm” thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng nhưng không được quyền chuyển nhượng, không được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất mà chỉ được bồi thường về tài sản hợp pháp gắn liền với đất và chi phí đầu tư còn lại vào đất (nếu có).

Đất có nguồn gốc “”Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”, “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”,… thì người sử dụng đất có quyền sử dụng, được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho, góp vốn, thế chấp,… và được bồi thường vế đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Nguồn gốc sử dụng đất có ý nghĩa gì?

Hồ sơ nguồn gốc đất gồm những gì?

Để xác định được nguồn gốc đất, cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào một số giấy tờ về đất đai trước kia. Tại Luật đất đai 2013 có quy định về những giấy tờ nằm trong tài liệu chứng minh nguồn gốc đất. Vậy, hồ sơ nguồn gốc đất gồm những gì? Hãy cùng chúng toi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ vào Luật đất đai 2013 quy định những giấy tờ nằm trong tài liệu chứng minh nguồn gốc đất bao gồm các loại như sau:

  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất (trước 15/10/1993) do cơ quan thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai nhà nước Việt Nam,…
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời đã có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Giấy tờ hợp pháp về quyền kế thừa, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất được Ủy ban nhân dân xã chấp nhận.
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất hoặc giấy tờ mua bán nhà ở thuộc  sở hữu nhà nước.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng.

Ngoài ra còn có các loại giấy tờ khác theo quy định như sổ mục kê đất, sổ kiến điền, bằng khoán điền thổ… hay giấy tờ dự án, giấy tờ tạm giao đất của UBND, cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao của nhiều giấy tờ khác.

Hướng dẫn trích lục hồ sơ nguồn gốc đất

Trên thực tế, người sử dụng đất có thể cần đến một số giấy tờ, thông tin trong hồ sơ nguồn gốc đất. Tuy nhiên, có thể nhiều người chưa biết xin trích lục hồ sơ nguồn gốc đất như thế nào? Nếu bạn đnag gặp khó khăn trong quá trình xin trích lục hồ sơ nguồn gốc đất, hãy tham khảo hướng dẫn trích lục hồ sơ nguồn gốc đất dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về thủ tục xin trích lục hồ sơ nguồn gốc đất được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu gửi phiếu yêu cầu cung cấp thông tin theo mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.

Mẫu số 01/PYC này có nội dung dữ liệu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp đó là trích lục bản đồ.

Bước 2:

Nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai nói chung hay bản đồ địa chính nói riêng theo một trong các phương thức sau:

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai (Văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã).

– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện.

– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do.

Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Trả kết quả

– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận.

Hướng dẫn trích lục hồ sơ nguồn gốc đất chuẩn quy định 2023

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn trích lục hồ sơ nguồn gốc đất chuẩn quy định 2023″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Ai có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký.
Trường hợp không có giấy tờ quy định thì UBND cấp xã xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Như vậy, UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất đai.

Hồ sơ, thủ tục xin xác nhận nguồn gốc đất đai thế nào?

– Hồ sơ xin xác nhận nguồn gốc đất đai gồm:
+ Đơn xin xác nhận nguồn gốc đất;
+ Các tài liệu chứng minh quá trình sử dụng, nguồn gốc của thửa đất, vị trí thửa đất;
+ CMND/CCCD của người làm Đơn xin xác nhận;
+ Các văn bản khác có liên quan.
– Trình tự, thủ tục xin xác nhận nguồn gốc đất đai:
Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xác nhận nguồn gốc đất đai nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, phường, thị trấn. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, cán bộ địa chính kiểm tra, phố hợp với Ban địa chính kiểm tra thửa đất, đo đạc, vẽ sơ đồ, sau đó cán bộ địa chính xác nhận đơn xin và trình Chủ tịch UBND xã xác nhận.
Thời gian giải quyết việc xác nhận nguồn gốc đất đai là 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

5/5 - (1 vote)