Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất giải quyết thế nào?

18/11/2023 | 02:48 72 lượt xem Trà Lý

Tranh chấp đất đai là tranh chấp là loại tranh chấp xảy ra khá phổ biến tại nhiều nơi. Bên cạnh tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đất thì cong có những tranh chấp liên quan đến đất đai như ai là người thừa kế đất đai, hợp đồng chuyển nhượng đất, chia tài sản vợ chồng,… Vì hai loại tranh chấp này có thủ tục giải quyết khác nhau. Do đó, người có nhu cầu giải quyết cần biết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là gì?

Để tránh giải quyết tranh chấp đất đai sai thủ tục, thẩm quyền gây mất nhiều thời gian và công sức thì người sử dụng đất cần phải nắm được quy định về tranh chấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên hiện nay có thể nhiều người chưa hiểu rõ tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là gì? Để hiểu rõ hơn về tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 24 Điều 1 Luật đất đai 2013 như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Như vậy, tại khoản 24 Điều 1 Luật đất đai 2013 quy định thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất của các bên trong quan hệ đất đai.

Hay nói cụ thể, đó là tranh chấp đất đai là tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, khái niệm này không rõ ràng, nên không ít người bị nhầm trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai dẫn tới việc áp dụng thủ tục hòa giải, khởi kiện sai quy định. Do đó, yêu cầu cần phân biệt tranh chấp đất đai với những tranh chấp khác có liên quan đến đất đai như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… 

Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là gì năm 2023?

Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai

Để có thể giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng và đúng quy định thì cần phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai. Có nhiều người không phân biệt được tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai dẫn đến nhiều người hòa giải, khởi kiện sai thủ tục. Hãy theo dõi những tiêu chí dưới đây để phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai nhé.

Tiêu chíTranh chấp đất đaiTranh chấp liên quan đến đất đai
Khái niệm– Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).– Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.
Loại tranh chấp phổ biến– Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất, cụ thể: Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất, bao gồm cả tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất liền kề.–  Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho…);
– Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất;
– Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.
Hòa giải tại UBND cấp xã– Bắt buộc.– Không bắt buộc.
Cách giải quyết tranh chấpPhải hòa giải tại UBND cấp xã, trường hợp hòa giải không thành thì:
– Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án.
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh;
+ Khởi kiện tại Tòa án.
– Khi xảy ra tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết– Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp;- UBND cấp huyện;
– UBND cấp tỉnh.
– Tòa án.
Luật điều chỉnh– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Vì sao phải hiểu rõ về tranh chấp đất đai?

Có thể nhiều người cho rằng không cần hiểu rõ về tranh chấp đất đai, tuy nhiên khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai thì người sử dụng đất cần hiểu về tranh chấp đất đai. Để nắm được rõ hơn về việc vì sao phải hiểu rõ về tranh chấp đất đai? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Người sử dụng đất cần hiểu rõ về tranh chấp đất đai, bởi việc hiểu rõ về tranh chấp đất đai giúp:

– Giúp người dân biết rõ thủ tục khi giải quyết tranh chấp

– Khi từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ

Đối với lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ thì tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất thì cơ quan tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Quy định này có tác động cụ thể tới những đối tượng tranh chấp đất đai cụ thể như sau:

+ Đối với người đề nghị cấp Giấy chứng nhận: Khi bên khởi kiện gửi đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất tại Tòa án hoặc UBND cấp có thẩm quyền và cơ quan này gửi văn bản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ mới bị từ chối tiếp nhận.

+ Đối với người muốn ngăn cản người khác được cấp Giấy chứng nhận phải gửi đơn khởi kiện cho Tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Có thể lựa chọn hình thức giải quyết (không phải kiện)

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là gì năm 2023?”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý xử lý tình huống hòa giải tranh chấp đất đai. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai hiện nay?

Có thể phân loạitranh chấp đất đai thành các trường hợp như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.
– Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…
Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Tranh chấp liên quan đến đất
– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn
– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
* Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch UBND có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

5/5 - (1 vote)