Tặng cho đất, nhà ở giữa những thành viên gia đình hay người thân với nhau đây là tình trạng diễn ra khá phổ biến. Khi tặng cho, các bên cần lập một hợp đồng chuẩn theo quy định pháp luật. Mặc dù vậy, còn rất nhiều người vẫn còn băn khoăn về thủ tục tặng cho nhà đất và quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với những vật tặng cho có giá trị rất lớn, hay thậm chí được xem như tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay là những chung cư và tài sản khác gắn liền với đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
Hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Về hình thức
Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Do đó, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (QSDĐ) pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ). Sau khi hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất được công chứng, chứng thực. Bên nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất; VPĐKĐĐ sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của thủ tục và hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ).
Về nội dung
Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 thì nội dung của giao dịch dân sự phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Không vi phạm điều cấm của luật
- Không trái với đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015015 quy định cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thỏa mãn điều kiện:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự). Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, chủ thể giao kết hợp đồng của pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).
- Năng lực pháp luật dân sự.
Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.
Năng lực pháp luật dân sự cá nhân bao gồm:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Cách viết mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cá nhân:
- Nếu các bên có từ hai người trở lên thì lần lượt ghi thông tin của từng người;
- Nếu bên được tặng cho là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;
- Trường hợp có người đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.
– Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức thì ghi thông tin: Tên tổ chức (gồm cả tên viết tắt; trụ sở; thông tin người đại diện)
– Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người;
– Điều kiện của nhà ở tham gia hợp đồng tặng cho nhà được quy định tại Điều 118 Luật nhà ở năm 2014.
Trong trường hợp ngôi nhà ở nông thôn thì ghi rõ từ xóm (ấp, bản),…;
– Ghi các thực trạng khác của ngôi nhà (nếu có) như: Quyền sử dụng bất động sản liền kề của chủ sở hữu ngôi nhà; các hạn chế về kiến trúc và xây dựng;
– Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thì ghi giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng của ngôi nhà đó;
– Trường hợp các bên có thỏa thuận khác về việc lệ phí thì ghi rõ bên nào nộp, số lượng nộp;
– Ghi các thỏa thuận khác ngoài các thỏa thuận đã nêu.
Ở phần yêu cầu công chứng hợp đồng:
– Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị Công chứng viên đọc hợp đồng, thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe đọc hợp đồng;
– Trong dấu ngoặc đơn ghi ngày tháng năm bằng chữ, nếu thực hiện công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì ghi giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn;
– Ghi địa điểm thực hiện công chứng;
– Ghi chủ thể hợp đồng là cá nhân giao kết; nếu có bên nào đó gồm từ 2 người trở lên, thì lần lượt ghi họ tên, giấy tờ tùy thân của từng người;
– Nếu có bên là tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức đó và ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết hạn có bán được không?
- Có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có sổ đỏ không?
- Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật đất đai về vấn đề “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý bằng vãn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chỉ được tặng cho phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác. Sau khi nhận tặng cho phần sở hữu chung thì chủ sở hữu nhà ở mới không được làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác.
Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, một bên giao tài sản của mình, một bên nhận tài sản và không có sự yêu cầu đền bù. Khi đó, bên tặng cho có thể tặng cho tài sản là:
– Động sản: Xe máy, xe ô tô, sổ tiết kiệm…
– Bất động sản: Nhà, đất…
Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực. Nếu tài sản đó bắt buộc phải đăng ký thì phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định.
Lúc này, nếu tài sản không phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ ngày hai bên chuyển giao tài sản. Nếu tài sản phải đăng ký theo quy định thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.