Cán bộ địa chính xã gây khó khăn có vi phạm pháp luật?

06/12/2023 | 10:49 245 lượt xem Tài Đăng

Trong cuộc sống, các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai chẳng hạn như đo đạc, đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… đều phải thông qua cơ quan địa chính xã. Do đó, thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp người dân trong quá trình tiến hành các thủ tục về đất đai bị cán bộ địa chính xã gây khó dễ, gây phiền hà rắc rối cho quá trình thực hiện. Nhiều người dân băn khoăn không biết liệu theo quy định, trong trường hợp cán bộ địa chính xã gây khó khăn cho người dân có vi phạm không? Khi cán bộ địa chính xã gây khó khăn thì gửi đơn kiến nghị đến đâu? Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với công chức địa chính cấp xã vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính đất đai? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật đất đai sẽ cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.

Cán bộ địa chính xã gây khó khăn có vi phạm pháp luật?

Chị A muốn để lại thừa kế cho con gái mình một thửa đất khi con gái đi lấy chồng nên chị A đã lên cơ quan địa chính xã V để làm hồ sơ chuyển nhượng đất đai. Tuy nhiên, cán bộ địa chính xã V lại cố tình gây khó khăn, phiền hà cho quá trình này của chị A khiến cho thủ tục này mãi không xong. Do đó, chị A băn khoăn không biết liệu trong trường hợp cán bộ địa chính xã gây khó khăn cho người dân có vi phạm không, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ khoản 7 Điều 97 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất như sau:

+) Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

+) Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

+) Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

+) Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

+) Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

+) Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

+) Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

+) Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.

Như vậy, việc cán bộ địa chính xã gây khó khăn cho người dân là vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất.

Cán bộ địa chính xã gây khó khăn
Cán bộ địa chính xã gây khó khăn

Cán bộ địa chính xã gây khó khăn thì gửi đơn kiến nghị đến đâu?

Anh D vừa tìm mua được thửa đất tại địa phương H nên muốn lên cơ quan xã làm giấy chứng nhận. Tuy nhiên, khi lên tới nơi thì cán bộ địa chính xã H gây khó dễ với anh D, khiến cho quá trình cấp sổ đỏ của anh D bị kéo dài hơn nhiều năm. Do đó anh D muốn khởi kiện cán bộ địa chính xã gây khó khăn nhưng khong biết gửi đơn kiến nghị đến đâu. Quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ Điều 209 Luật Đất đai 2013 quy định nơi tiếp nhận đơn kiến nghị công chức địa chính cấp xã vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính đất đai như sau:

Điều 209. Tiếp nhận và xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành chính

  1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, công chức địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau đây:

a) Đối với vi phạm của công chức địa chính xã, phường, thị trấn thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó;

c) Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

  1. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.

Như vậy, khi phát hiện công chức địa chính cấp xã vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính đất đai thì gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ngoài ra, nếu phát hiện những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó. Hoặc, phát hiện vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Cán bộ địa chính xã gây khó khăn
Cán bộ địa chính xã gây khó khăn

Khi nào áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với công chức địa chính cấp xã vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính đất đai?

Nhìn chung, đất đai là một phạm trù phức tạp và thường xuyên xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy, đội ngũ công chức địa chính các cấp phải nghiêm túc thực thi các chính sách mà nước đề ra, đảm bảo có việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả. Vậy trong trường hợp công chức địa chính cấp xã vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính đất đai thì có bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách không, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau nhé:

Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.

Theo đó, áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với công chức địa chính cấp xã vi phạm trình tự thực hiện thủ tục hành chính đất đai khi hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng và không thuộc trường hợp sau:

+) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

+) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Cán bộ địa chính xã gây khó khăn cho người dân có vi phạm không?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào cán bộ được miễn trách nhiệm kỷ luật?

Các trường hợp cán bộ được miễn trách nhiệm kỷ luật được quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, bao gồm:
– Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
– Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
– Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
– Cán bộ có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.

Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ khi nào?

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
– Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại (1) nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

5/5 - (2 votes)