Pháp luật hiện theo quy định về việc nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại, xuất cảnh đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Người dân có được cho người nước ngoài lưu trú tại nhà riêng của họ. Đối với trường hợp người nước ngoài mà họ vi phạm những quy định liên quan đến quản lý cư trú thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luât. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Cho người nước ngoài ở nhờ nhà” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh
Điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 39 Luật nhập cảnh,xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về những trường hợp được xét cho thường trú tại Việt Nam, theo đó, nếu chồng của em gái bạn là người nước ngoài được xét thường trú khi được cha, mẹ, vợ là công dân thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Bên cạnh đó Điều 40 Luật này quy định cụ thể điều kiện để được đăng ký thường trú tại Việt Nam:
“1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.”
Do đó, chồng của em gái bạn cần phấp đáp ứng các điều kiện về chỗ ở hợp pháp, thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam, đồng thời có thời gian đăng ký tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên thì được xét cho thường trú tại Việt Nam.
Cho người nước ngoài ở nhờ nhà
Căn cứ Điều 32 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015 quy định về cơ sở lưu trú của người nước ngoài như sau:
“Cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật.”
Dựa theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định về khai báo tạm trú, khách du lịch nước ngoài lưu trú tại nhà mình thì phải tuân thủ theo quy định về lưu trú, tạm trú nêu trên. Cụ thể, bạn cần tiến hành thủ tục khai báo tạm trú như Khoản 2 Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.
Hồ sơ để người nước ngoài có thể ở lại Việt Nam sống
Nếu người nước ngoài đáp ứng đầy đủ các quy định trên thì sẽ được xem xét thường trú tại Việt Nam, hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú;
– Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài;
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm thẻ thường trú có người nước ngoài. Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Thủ tục tiến hành khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài
Thủ tục tiến hành khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 53/2016/TT-BCA như sau:
Về việc thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú cho người ngoài thông qua trang thông tin điện tử được quy định cụ thể từ Điều 4 đến Điều 6 Thông tư 53/2016/TT-BCA.
Về việc thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú cho người ngoài bằng Phiếu khai báo tạm trú theo Điều 7, Điều 8 Thông tư 53/2016/TT-BCA.
Quy định cho người nước ngoài thuê nhà mới nhất theo luật hiện hành yêu cầu các quy trình và thủ tục cho thuê nhà rất chặt chẽ. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chủ nhà làm thủ tục đăng ký kinh doanh cho thuê nhà ở đối với người nước ngoài tại UBND nơi có nhà cho thuê. Khi đi đăng ký cần chú ý mang theo các giấy tờ chứng minh chủ sở hữu nhà cho thuê như CCCD/CMND, sổ đỏ, giấy tờ mua bán nhà riêng, căn hộ….
Bước 2: Chủ nhà thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài và kê khai mã số thuế để cơ quan thuế kiểm soát được hoạt động kinh doanh cho thuê nhà đối với người nước ngoài. Khi bên cho thuê và khách thuê đồng thuận tiến tới giao dịch, phải lập hợp đồng thuê nhà cụ thể.
Bước 3: Chủ nhà sau khi hoàn thiện hợp đồng thuê nhà với người nước ngoài phải làm thủ tục khai báo tạm trú cho khách thuê người ngoại quốc tại cơ quan Công an cấp xã/phường gần nhất.
Bước 4: Chủ nhà tiến hành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật để hoàn tất thủ tục cho khách thuê nhà người ngoại quốc.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền 1m2
- Cấp sổ đỏ lần đầu mất bao nhiêu tiền?
- Các loại thuế sử dụng đất khi cấp sổ đỏ lần đầu phải nộp?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục làm sổ đỏ thừa kế đất đai“. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy theo dõi Luật đất đai để tìm hiểu thêm các vấn đề pháp luật về đất đai nhé.
Câu hỏi thường gặp
Để về sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì Việt Kiều có hai lựa chọn sau:
– Đăng ký thường trú tại Việt Nam (vẫn được giữ nguyên quốc tịch nước ngoài)
– Nhập quốc tịch Việt Nam (nếu trước đây chưa có quốc tịch Việt Nam) hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam (nếu trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam).
Sau khi đã nhập cảnh vào Việt Nam thì Việt kiều phải khai báo tạm trú tại địa phương nơi Việt kiều lưu trú kể cả trường hợp được miễn thị thực. Trường hợp nghỉ qua đêm tại khách sạn, khu nhà ở dành riêng cho người nước ngoài thì khai báo tạm trú thông qua chủ khách sạn hoặc người quản lý khu nhà ở.
Đối với trường hợp nghỉ qua đêm tại nhà riêng thì người nước ngoài phải trực tiếp hoặc thông qua chủ nhà khai báo tạm trú với công an phường, xã nơi Việt kiều lưu trú. Các trường hợp chủ nhà được đăng kí tạm trú cho Việt kiều về nước hoặc người nước ngoài được quy định như sau:
– Chủ nhà có quan hệ là thân nhân (ông, bà, cha, mẹ…).
– Chủ nhà có quan hệ vợ chồng.
– Chủ nhà có đăng kí kinh doanh thuê nhà trọ.