Đất làm khu du lịch sinh thái là gì?

05/12/2023 | 10:29 135 lượt xem Tài Đăng

Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều coi du lịch là một trong những ngành nghề trọng điểm, mang lại nhiều thu nhập. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, bao gồm du lịch sinh thái. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng đất để xây dựng khu du lịch sinh thái. Vậy, đất làm khu du lịch sinh thái là gì? Hình thức sử dụng đất làm khu du lịch sinh thái theo quy định pháp luật? Có phải chuyển mục đích sử dụng đất khi làm khu du lịch sinh thái không?… Để giải đáp những vướng mắc này, mời các bạn cùng Luật đất đai theo dõi bài viết “Đất làm khu du lịch sinh thái” dưới đây:

Thế nào là đất làm khu du lịch sinh thái?

Khu du lịch sinh thái là một khu vực được bảo tồn và quản lý để bảo vệ và tận dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa địa phương. Nó thường được thiết kế để thu hút du khách và đồng thời bảo vệ môi trường, khuyến khích sự phát triển bền vững và tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Khu du lịch sinh thái thường có các hoạt động gắn liền với thiên nhiên như câu cá, dạo chơi trong rừng, leo núi, ngắm cảnh, và thăm các khu bảo tồn động vật hoang dã.

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể giải thích về khái niệm đất làm khu du lịch sinh thái. Căn cứ quy định tại Điều 151 Luật Đất đai 2013, đất làm khu du lịch sinh thái là loại đất phi nông nghiệp, cụ thể là đất sử dụng cho khu kinh tế. 

Theo cách hiểu phổ biến nhất, đất khu du lịch sinh thái là một loại đất được sử dụng để xây dựng và phát triển các khu du lịch với mục đích bảo tồn môi trường và tận hưởng thiên nhiên. Thường được chọn ở các vùng địa lý đẹp, đất khu du lịch sinh thái được thiết kế để tạo ra một môi trường du lịch bền vững, tối đa hóa tiềm năng du lịch cùng với bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên như rừng, suối, hồ, núi…

đất làm khu du lịch sinh thái

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất khu du lịch sinh thái

Như phần trên đã phân tích, đất khu du lịch sinh thái là đất sử dụng cho khu kinh tế. Khu kinh tế thường được thiết kế để thu hút đầu tư, tăng cường sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực đó. Nó có thể được phân thành các khu vực công nghiệp, khu đô thị phát triển, khu kinh tế ven biển, khu du lịch, khu thương mại, và nhiều loại khu kinh tế khác nhau tùy theo mục tiêu và đặc điểm của từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Có thể thấy, khu kinh tế là những khu vực khá đặc thù cần có chế độ và cơ quan quản lý chuyên biệt. Do đó, thẩm quyền quản lý đất khu du lịch sinh thái sẽ được giao cho Ban quản lý khu du lịch sinh thái.  

Tại Điều 151 Luật Đất đai 2013 quy định về việc quản lý đất khu kinh tế như sau: 

“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất cho Ban quản lý khu kinh tế để tổ chức xây dựng khu kinh tế theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trong quy hoạch chi tiết xây dựng của khu kinh tế.

3. Ban quản lý khu kinh tế có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi để giao cho mình trước khi giao lại đất, cho thuê đất. Ban quản lý khu kinh tế được giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế theo quy định tại các Điều 54, 55 và 56 của Luật này.

Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh trong khu kinh tế không quá 70 năm.”

Theo đó, đất khu du lịch sinh thái sẽ do Ban quản lý khu du lịch sinh thái quản lý. Vì vậy, hình thức sử dụng đất của cá nhân, tổ chức tại khu du lịch sinh thái sẽ do Ban quản lý khu du lịch sinh thái quyết định dựa trên mục đích sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. 

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất trong khu du lịch sinh thái sẽ do Ban quản lý khu du lịch sinh thái quyết định dựa trên các quy định pháp luật. Khi được giao đất, cho thuê đất, người được giao đất, cho thuê đất trong khu du lịch sinh thái có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với từng loại đất mà Luật Đất đai 2013 quy định. Ví dụ như: quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, … 

Ngoài ra, người sử dụng đất trong khu du lịch sinh thái còn được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 4 Điều 151 Luật Đất đai 2013 như sau: 

4. Người sử dụng đất trong khu kinh tế được đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng, được sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ và có các quyền, nghĩa vụ như sau:

a) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế giao lại đất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước giao đất theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp được Ban quản lý khu kinh tế cho thuê đất trong khu kinh tế thì có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật này.

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Luật đất đai về vấn đề “Đất làm khu du lịch sinh thái”. Hi vọng nội dung bài viết có thể giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc của mình. 

Thẩm quyền quản lý đất đai của Ban quản lý khu du lịch sinh thái?

Căn cứ Điều 53 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Ban quản lý khu du lịch sinh thái có trách nhiệm sau: 
– Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
– Quyết định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhưng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất không được thấp hơn giá đất trong Bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; mức miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo từng dự án đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất phù hợp với quy định của Chính phủ;
– Thu hồi đất đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại Luật Đất đai 2013; quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-C;
– Quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai tại khu kinh tế;
– Gửi quyết định giao lại đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đến Văn phòng đăng ký đất đai để đăng ký vào hồ sơ địa chính, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với những thủ tục hành chính về đất đai không thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý khu du lịch sinh thái thì người sử dụng đất thực hiện thủ tục như thế nào?

Tại Khoản 3 Điều 53 Nghị định 43/2014 quy định như sau: “Việc quản lý, sử dụng đối với đất khác không thuộc các khu chức năng của khu kinh tế và các nhiệm vụ khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế do cơ quan hành chính các cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Đồng thời, Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định rằng: “Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không là đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng.”
Như vậy, đối với những thủ tục hành chính về đất đai tại khu du lịch sinh thái mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban quản lý khu du lịch sinh thái thì người sử dụng đất có thể đến trực tiếp các cơ quan hành chính khác để thực hiện thủ tục hoặc nộp hồ sơ theo quy định tại Ban quản lý khu du lịch sinh thái. 

5/5 - (1 vote)