Đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất là ai?

14/06/2023 | 03:04 19 lượt xem Bảo Nhi

Khi cá nhân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất hay là tài sản gắn liền với đất sẽ giúp cho việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, các bên thế chấp cần phải nắm rõ những quy định pháp luật khi cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất để thực hiện sao cho đúng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Khái quát về thế chấp quyền sử dụng đất

Theo quy định thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Vậy theo định nghĩa trên thì thế chấp sổ đỏ hay còn gọi là thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao đất cho bên nhận thế chấp. Trong trường hợp này, bên thế chấp sẽ giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho bên thế chấp.

Đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Quy định về đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Theo như Nghị định 21/2021/NĐ-CP cũng đã quy định về việc nhận thế chấp của những cá nhân hay tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất cũng đã chỉ rõ rằng việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện rằng bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Có thể thấy rằng, từ ngày 15/5/2021, cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Trước ngày 15/5/2021, Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể người được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và trên thực tế người được nhận thế chấp là tổ chức tín dụng như ngân hàng.

Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 đã quy định, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi người dân có đủ những điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Nghĩa vụ của các bên khi thế chấp

* Nghĩa vụ của bên thế chấp

  • Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
  • Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  • Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
  • Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm sau:

+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

+ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

  • Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
  • Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật (riêng đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, ô tô, xe máy thì không được bán).

* Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

  • Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.
  • Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định.

Như vậy tổ chức, cá nhân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Khác với cầm cố, khi nhận thế chấp ô tô, xe máy thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo một số hình thức do các bên thỏa thuận như tự bán tài sản, bán đấu giá,…trường hợp không có thỏa thuận thì có quyền bán đấu giá.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về các loại đất không được thế chấp . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Thế chấp nhà đất có bắt buộc phải đăng ký hay không?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Riêng đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất thì chiếu theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ:
“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”
Như vậy, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai (Văn phòng đăng ký đất đai) và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Thế chấp phải được đăng ký mới có hiệu lực có đúng không?

Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định, việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015, pháp luật quy định rõ việc thực hiện đăng ký thế chấp sẽ do bên nhận thế chấp thực hiện.

5/5 - (1 vote)