Giải thích các ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

27/09/2023 | 09:26 580 lượt xem Anh Vân

Xin chào luật đất đai tôi có một vấn đề cần được tư vấn. Tôi đang tìm hiểu các vấn đề về đất đai, sổ đỏ, bản đồ địa chính,.. nhưng có rất nhiều lý hiệu trên bản đồ địa chính mà tôi không biết, không thấy bao giờ, Luật đất đai có thể giải thích các ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính giúp cho tôi để tôi hiểu rõ hơn cũng như tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này được không? Mong nhận được câu trả lời.

Chào bạn, Luật đất đai cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về ký hiệu các loại đất nhé

Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập và quản lý. Bản đồ địa chính làm cho số liệu thống kê lại các loại đất có tại mọi nơi trên cả nước. Nó là công cụ quan trọng của nhà nước trong việc quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai và xác định mục đích canh tác cho từng thửa đất. Các loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính bằng ký hiệu như sau:

*  Nhóm đất nông nghiệp:

– Đất chuyên trồng lúa nước: LUC

– Đất trồng lúa nước còn lại: LUK

– Đất lúa nương: LUN

– Đất bằng trồng cây hàng năm khác: BHK

– Đất trồng cây lâu năm: CLN

– Đất rừng sản xuất: RSX

– Đất rừng phòng hộ: RPH

– Đất rừng đặc dụng: RDD

– Đất nuôi trồng thủy sản: NTS

– Đất làm muối: LMU

– Đất nông nghiệp khác: NKH

*  Nhóm đất phi nông nghiệp

– Đất ở tại nông thôn: ONT

– Đất ở tại đô thị: ODT

– Đất xây dựng trụ sở cơ quan: TSC

– Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: DTS

– Đất xây dựng cơ sở văn hóa: DVH

– Đất xây dựng cơ sở y tế: DYT

– Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo: DGD

– Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: DTT

– Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ: DKH

– Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội: DXH

– Đất xây dựng cơ sở ngoại giao: DNG

– Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác: DSK

– Đất quốc phòng: CQP

– Đất an ninh: CAN

– Đất khu công nghiệp: SKK

– Đất khu chế xuất: SKT

– Đất cụm công nghiệp: SKN

– Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: SKC

– Đất thương mại, dịch vụ: TMD

– Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: SKS

– Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: SKX

– Đất giao thông: DGT

– Đất thủy lợi: DTL

– Đất công trình năng lượng: DNL

– Đất công trình bưu chính, viễn thông: DBV

– Đất sinh hoạt cộng đồng: DSH

– Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: DKV

– Đất chợ: DCH

– Đất có di tích lịch sử – văn hóa: DDT

– Đất danh lam thắng cảnh: DDL

– Đất bãi thải, xử lý chất thải: DRA

– Đất công trình công cộng khác: DCK

– Đất cơ sở tôn giáo: TON

– Đất cơ sở tín ngưỡng: TIN

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: NTD

– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: SON

– Đất có mặt nước chuyên dùng: MNC

– Đất phi nông nghiệp khác: PNK

* Nhóm đất chưa sử dụng

Đất bằng chưa sử dụng: BCS

Đất đồi núi chưa sử dụng: DCS

Núi đá không có rừng cây: NCS

Giải thích các ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính

Địa giới hành chính nước ta hiện nay

Địa giới hành chính ổn định chính là những yếu tố cơ bản để đảm bảo sự ổn định của thể chế nhà nước. Căn cứ để xác lập địa giới hành chính thường là diện tích đất đai, dân số, các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, lịch sử, truyền thống, phong tục và tình cảm của người dân. Căn cứ Điều 29 Luật Đất đai 2013 quy định về địa giới hành chính như sau:

– Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

– Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

– Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

Một số quy định của Luật đất đai về địa giới hành chính bao gồm một số nội dung chính như sau:

– Quản lý địa giới hành chính:

+ Ở trung ương: Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính; Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính.

+ Ở địa phương: Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

– Giải quyết tranh chấp địa giới hành chính: Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật đất đai.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giải thích các ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý về các vấn đề như Mẫu đơn đề nghị trở thành nhà tạo lập thị trường. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Việc lập bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào theo Luật Đất đai?

Việc lập bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Đất đai 2013 cụ thể như sau:
Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó.
Việc lập bản đồ hành chính được thực hiện theo quy định sau đây:
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”

Bản đồ địa chính nước ta hiện nay được phân chia là bao nhiêu cấp?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT về các loại bản đồ hành chính với nội dung sau:
“Điều 4. Các loại bản đồ hành chính các cấp
Bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
1. Bản đồ hành chính toàn quốc là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
2. Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp huyện) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Tập bản đồ hành chính toàn quốc là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
5. Tập bản đồ hành chính cấp tỉnh là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
6. Tập bản đồ hành chính cấp huyện là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.”

5/5 - (1 vote)