Theo quy định của pháp luật hiện hành nói chung và luật đất đai nói riêng thì người sử dụng đất khi đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ được khai thác các công dụng cũng như được hưởng hoa lợi hay lợi tức từ việc sử dụng đất trong các trường hợp như được Nhà nước giao, cho thuê hoặc thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng,….Vậy thì “Hợp đồng cho mượn sổ đỏ thế chấp” hiện nay ra sao?, hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.
Quy định về thế chấp sổ đỏ
Các hoạt động như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp nhà đất hay cho thuê, góp vốn…. quyền sử dụng đất thì đều tác động đến sự quản lý về đất đai nên khi người sử dụng muốn thực hiện các hoạt động này thì sẽ phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền là cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nêu rõ:
“Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
…”.
Theo đó, từ ngày 15/5/2021, cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Trước ngày 15/5/2021, Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể người được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và trên thực tế người được nhận thế chấp là tổ chức tín dụng như ngân hàng.
Căn cứ Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 167, khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, để việc thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về chủ thể
– Cá nhân nhận thế chấp là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nói cách khác, cá nhân nhận thế chấp phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Bên thế chấp là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thế chấp quyền sử dụng đất của mình phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Nếu là hộ gia đình phải được sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên có chung quyền sử dụng đất (văn bản có công chứng).
Điều kiện về nội dung
– Việc nhận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác.
– Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.
Điều kiện về hình thức
Hợp đồng thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.
Điều kiện về quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất phải có các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Còn thời hạn sử dụng đất (trong thời hạn sử dụng đất).
Ngoài các điều kiện trên thì việc thế chấp phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Hợp đồng cho mượn sổ đỏ thế chấp
Hợp đồng mượn tài sản nói chung và hợp đồng cho mượn sổ đỏ thế chấp nói riêng được hiểu là văn bản ghi nhận lại sự thỏa thuận giữa các bên về việc mượn tài sản, khi đó thì bên cho mượn sẽ giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời gian nhất định nào đó mà không phải trả tiền. Đối với hợp đồng mượn quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải lập thành văn bản theo hình thức phù hợp.
Mời bạn xem và tải về Hợp đồng cho mượn sổ đỏ thế chấp tại đây:
Hướng dẫn viết Hợp đồng cho mượn sổ đỏ thế chấp
– Cả hai mẫu hợp đồng nêu trên đều đã thể hiện các điều khoản chung nhất, người sử dụng hợp đồng cần điền thêm các thông tin về bên cho mượn và bên mượn, tài sản cho mượn, thời hạn cho mượn, mục đích cho mượn, ký tên là cơ bản đã hoàn thành được mẫu hợp đồng hợp pháp.
– Tuy nhiên, các mẫu chỉ mang tính chất tham khảo, các bên có thể thay đổi nội dung theo ý chí, nguyện vọng của mình nhưng về cơ bản phải đảm bảo các nội dung:
+ Chủ thể của hợp đồng.
+ Đối tượng của hợp đồng.
+ Quyền, nghĩa của bên cho mượn.
+ Quyền, nghĩa vụ của bên mượn.
Thủ tục nhận thế chấp quyền sử dụng đất
Trên thực tế hiện nay thì có rất nhiều ngân hàng cũng như quy định của pháp luật đã cho phép việc người sử dụng đất dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để trở thành một trong những lại tà ản để làm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi vay vốn. Vậy thì thủ tục nhận thế chấp quyền sử dụng đất ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hồ sơ đăng ký thế chấp
Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định người yêu cầu đăng ký thế chấp Sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu đăng ký theo mẫu (01 bản chính).
– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
– Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc với hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 01: Nộp hồ sơ
– Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai
– Phương thức nộp hồ sơ:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Bước 02: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 03: Giải quyết
Theo Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, trong thời hạn giải quyết, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.
– Sau khi ghi vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận thì chứng nhận nội dung đăng ký và thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu yêu cầu đăng ký.
– Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được lập theo mẫu.
* Trường hợp nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất/hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai:
– Tiếp nhận cả hai hồ sơ;
– Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục sang tên sổ hồng khi chồng chết như thế nào?
- Quy trình đổi sổ đỏ sang sổ hồng diễn ra như thế nào?
- Thủ tục đăng bộ sang tên sổ hồng như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Hợp đồng cho mượn sổ đỏ thế chấp đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Vì vậy, nếu Quý khách hàng có vướng mắc về bài viết hoặc những vấn đề pháp lý liên quan, hay liên hệ với Luật đất đai để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp:
Theo Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có các nghĩa vụ sau:
– Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
– Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
– Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
– Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015.
– Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
– Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4, 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015.
Điểm a khoản 5 Điều 18 và điểm a khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được ghi rõ tại Trang bổ sung Giấy chứng nhận với nội dung như sau:
“Thế chấp bằng… (ghi tên tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) tại… (ghi tên và địa chỉ của bên nhận thế chấp) theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”;