Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt theo pháp luật hiện hành

30/10/2023 | 09:39 19 lượt xem Trang Trịnh

Trong thực tiễn đời sống, chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ “đất xen kẹt” phổ biến trong các giao dịch bất động sản. Sở dĩ mọi người quan tâm đến đất xen kẹt vì đây là loại đất có giá khá phải chăng nên rất nhiều người muốn sở hữu loại đất này phục vụ cho mục đích riêng của mình. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại chưa được ghi nhận cũng như giải thích cụ thể trên khía cạnh pháp lý. Vậy, đất xen kẹt là gì và thủ tục cấp sổ đỏ với đất xen kẹt hiện hành được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Đất đai tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Đất xen kẹt là gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về khái niệm đất xen kẹt. Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 có quy định rằng căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Theo đó, về mặt pháp lý, Luật Đất đai không có quy định loại đất nào có tên là đất xen kẹt. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ “đất xen kẹt” được sử dụng khá phổ biến tại khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người vẫn thường hiểu đất xem kẹt là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư xen lẫn với đất ở hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Do đó, đất xen kẹt thường được xác định trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phần diện tích được xác định là đất vườn, ao. Vì nằm xen kẹt trong các khu dân cư nên những mảnh đất nông nghiệp này có diện tích không lớn. Tuy nhiên, các khu đô thị mới phát triển rất mạnh mẽ nên các dự án hạ tầng giao thông khiến diện tích đất canh tác bị thu hồi, đồng ruộng bị chia cắt, từ đó tạo ra ngày càng nhiều khu đất xen kẹt.

Như vậy, ta có thể dưa ra định nghĩa về đất xen kẹt là cách gọi phổ biến của người dân chỉ đất có vị trí xen lẫn giữa các thửa đất ở trong khu dân cư tại khu vực đô thị và thông thường thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Đất xen kẹt là gì?

Điều kiện để đất xen kẹt được cấp sổ đỏ

Cũng giống như thủ tục cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) đối với các loại đất khác, đất xen kẹt cũng có thể được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và các điều 20, 21, 22, 23, 24 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các điều kiện này gồm:

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất xen kẹt mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004.

Thứ hai, đất xen kẹt muốn được cấp sổ đỏ thì phải đảm bảo không vi phạm pháp luật về đất đai.

Thứ ba, đất xen kẹt đó phải được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt

Chủ sở hữu đất muốn xác lập các giao dịch về đất xen kẹt thì bắt buộc phải có sổ đỏ với loại đất này. Để có thể sở hữu đất xen kẹt hợp pháp, chủ sở hữu đất cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ và thực hiện đúng thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với cơ quan có thẩm quyền về đất đai. Theo đó, thủ tục cấp sổ đất xen kẹt đối với loại đất này được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xen kẹt

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có).

Ngoài ra, trên thực tế, trong một số trường hợp cần giấy xác nhận của UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất về việc thửa đất phù hợp quy hoạch, sử dụng ổn định, không có tranh chấp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên, người có nhu cầu xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt có thể nộp hồ sơ theo các cách sau:

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Nộp tại UBND cấp xã

– Đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định thì Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành lập tờ trình để Chủ tịch ủy ban nhân dân  Quận, Huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận.

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ. Nếu từ chối hồ sơ phải nêu rõ căn cứ pháp lý và lý do từ chối.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt năm 2023

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết

Đây là giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc theo nhiệm vụ để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Trong giai đoạn này, người sử dụng đất cần làm một số nghĩa vụ như sau: thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận…). Khi nhận được thông báo nộp tiền thì người đăng ký cần nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Thời gian giải quyết không tính thời gian này các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Sau khoảng thời gian này, người đăng ký sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với đất xen kẹt.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt theo pháp luật hiện hành” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp:

Có được xây nhà trên đất xen kẹt không?

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”
Như vậy, nếu đất xen kẹt không phải là đất ở thì không được phép xây dựng nhà ở. Do đó, khi chủ sở hữu đất muốn xây dựng nhà ở trên đất xen kẹt thì trước tiên phải xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Sau khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì hộ gia đình, cá nhân phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (nếu đất xen kẹt thuộc khu vực đô thị).

Lưu ý khi mua bán đất nông nghiệp xen kẹt?

Khi mua bán (chuyển nhượng) cần lưu ý những nội dung sau:
+ Ký kết các Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Ví dụ: đất của vợ chồng thì phải có chữ ký của cả hai vợ chồng, đất của hộ gia đình thì phải có chữ ký của các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Ngoài chữ ký của các bên liên quan, cần có thêm chữ ký của những người làm chứng (nên là tổ trưởng tổ dân phố, người thân thích của bên bán, hoặc những người có uy tín).
+ Khi chuyển tiền mua bán đất, nên chuyển qua tài khoản ngân hàng (nêu rõ nội dung chuyển khoản) hoặc đưa tiền mặt phải có xác nhận của bên bán về việc đã nhận đủ số tiền.
+ Nên thực hiện việc bàn giao thực địa đất, nhà và lập thành văn bản (có chữ ký của bên mua, bên bán, người làm chứng), nêu rõ ranh giới, mốc giới và đặc điểm của thửa đất, nhà.
+ Sau khi mua nên tiến hành chiếm dụng trên thực tế (làm vườn, dựng lán, lều…) để tránh trường hợp bên bán lại bán tiếp cho người khác.

5/5 - (1 vote)